Chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế: Nới lỏng trong thận trọng
Nhiều ngân hàng đã lên phương án cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho các DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ảnh: ST |
Hỗ trợ giảm lãi suất
Theo báo cáo đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của dịch bệnh corona đối với kinh tế - xã hội Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây, dịch bệnh sẽ có phạm vi ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới toàn bộ các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và lan tỏa lâu dài. Khả năng hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 được Quốc hội giao là rất khó khăn, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu các quý và cả năm 2020. Vì thế, bên cạnh việc triển khai nhóm giải pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, một trong những biện pháp được đưa ra để khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân là các cơ quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)… nghiên cứu việc triển khai một số gói chính sách hỗ trợ cho các DN, hợp tác xã, nông dân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, như: Khoanh nợ, giãn nợ, miễn, giảm lãi vay...
Thực tế là từ trước khi có những chỉ đạo này, ngành ngân hàng đã triển khai các giải pháp để hỗ trợ DN, người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh corona. Theo đó, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng hỗ trợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay cho người dân và DN, nhất là lĩnh vực du lịch, nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu... Vì thế, nhiều ngân hàng thương mại đã ngay lập tức hưởng ứng, ra thông báo hỗ trợ giảm lãi suất từ 1-3% đối với các DN trong lĩnh vực chịu ảnh hưởng, các DN có thị trường xuất khẩu hoặc nguồn nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc… Ngoài ra, nhiều ngân hàng còn dành các gói tín dụng chi phí thấp lên tới hàng nghìn tỷ đồng cho các DN, hoặc miễn giảm phí thanh toán quốc tế cho các khách hàng DN hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dược, thiết bị, vật tư y tế, nguyên liệu khẩu trang...
Hiện, mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9-11%/năm đối với trung và dài hạn. Như vậy, nếu áp dụng mức giảm lãi suất trên, các DN có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí, từ đó bù đắp cho các thiệt hại mà dịch bệnh corona gây ra. Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho rằng, các ngân hàng cần xác định hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với DN nhưng vì lâu dài cũng là lợi ích của mình. Bên cạnh đó, NHNN cũng sẽ sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại trong trường hợp bị ảnh hưởng do dịch bệnh.
Linh hoạt và thận trọng
Kết quả kinh doanh năm 2019 đã được nhiều ngân hàng công bố với con số lợi nhuận lên tới hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí, nhiều ngân hàng đã tiếp tục vượt lên những kỷ lục lợi nhuận mới. Theo các chuyên gia, việc các ngân hàng thương mại đạt được lợi nhuận cao sẽ là cơ sở quan trọng giúp các ngân hàng đưa ra chương trình hỗ trợ DN trong đợt dịch corona này mà không quá e ngại ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận năm 2020.
Đặc biệt, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, thanh khoản của các ngân hàng thương mại hiện đang dồi dào, không có hiện tượng thiếu vốn. Do vậy, NHNN đã chỉ đạo, các ngân hàng thương mại không được tăng lãi suất, kể cả lãi suất huy động. Trong trường hợp cần thiết, NHNN sẽ có điều chỉnh để gián tiếp hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, hỗ trợ DN, người dân.
Như vậy, những phương án nêu trên có thể được xem là một động thái nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế. Các chuyên gia đánh giá, động thái này là cần thiết bởi dịch bệnh corona đang tác động mạnh tới lạm phát cũng như nền kinh tế.
Báo cáo triển vọng kinh tế cuối tháng 1 của Công ty Chứng khoán MBS cho rằng, tình hình nêu trên là động lực cho chính sách tiền tệ nới lỏng hơn từ NHNN, phần nào cân bằng tác động lên lạm phát. Tuy nhiên, do lạm phát đang ở mức cao cuối năm 2019 và tháng 1/2020, NHNN sẽ bị hạn chế trong khả năng tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế. Mặc dù vậy, theo MBS, nhìn chung, áp lực lên lạm phát trong thời gian tới sẽ giảm đi do sự suy yếu của hoạt động kinh tế trong quý I và nửa đầu quý II.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cảnh báo, sự hỗ trợ của việc nới lỏng chính sách tiền tệ phải thật cẩn trọng. Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), các biện pháp điều chỉnh tỷ giá và lãi suất đều phải thận trọng do có thể tác động đến nhiều ngành khác thay vì ngành bị tổn thương nặng nề hơn như du lịch hay nông sản. Đặc biệt, việc sử dụng công cụ vĩ mô như tiền tệ, tài khóa, tín dụng… cần có sự chọn lọc nhất định, vốn cần được bơm đúng và trúng vào các ngành, các DN bị ảnh hưởng cụ thể vì dịch virus corona.
Vị chuyên gia này còn đặt ra lo ngại về nguy cơ rò rỉ vốn sang lĩnh vực khác hoặc ngành khác, nhất là những lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản, dẫn đến bong bóng không cần thiết bởi bản thân thị trường này hiện nay đang có những vấn đề. Việc sử dụng công cụ tỷ giá có thể không có giá trị cụ thể trong bối cảnh hiện tại và gây ra tác động ngược đến toàn nền kinh tế. Chính vì những lo ngại trên, lãnh đạo NHNN cũng đã nhấn mạnh các tổ chức tín dụng phải hỗ trợ đúng địa chỉ, không được để tình trạng mập mờ, tranh thủ lợi dụng sự hỗ trợ cho khoản thua lỗ không phải do dịch bệnh.
Đồng quan điểm, TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, chính sách cần có sự thận trọng, linh hoạt. Các chính sách như khoanh vốn, giảm thuế, mở kênh phân phối… có thể hỗ trợ tạm thời cho nền kinh tế trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp. Nhưng về lâu dài, nền kinh tế phải có các giải pháp căn cơ như đa dạng hóa thị trường, xây dựng chuỗi giá trị từ nơi sản xuất đến tiêu thụ cuối cùng, chuyển sản xuất mạnh mún sang quy mô lớn… Hơn nữa, theo TS. Nguyễn Đức Thành, Nhà nước cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ vi mô trong nội bộ ngành, thị trường nhất định, giúp các DN có thêm những giải pháp mới mang tính kỹ thuật và đặc thù của ngành.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK