Thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ, Việt Nam sẽ như thế nào?
Cục Dự trữ liên bang Mỹ mới đây đã bất ngờ hạ lãi suất. Ảnh: ST |
Tuy nhiên, trong nước, các chuyên gia cho rằng, mặt bằng lãi suất của Việt Nam vẫn khó giảm thêm, do sẽ tạo áp lực lên lạm phát.
Lãi suất khó giảm thêm
Trong những ngày gần đây, nhiều ngân hàng thương mại đã có động thái giảm lãi suất huy động từ 0,1 đến 0,5 điểm phần trăm. Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố giúp các ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Trước hết là do dòng tiền quay trở lại ngay sau Tết khiến thanh khoản của các ngân hàng dồi dào hơn so với thời điểm trước Tết. Bên cạnh đó, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế giảm sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Diễn biến này không nằm ngoài dự báo của các chuyên gia, thậm chí còn phù hợp với diễn biến lãi suất hàng năm bởi quy luật “cuối năm rút tiền, đầu năm gửi tiền”.
Bên cạnh đó, với những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các ngân hàng tung hàng loạt gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, giảm 1% so với mức lãi suất thông thường. Vì thế, để đảm bảo lợi nhuận, các ngân hàng khó có thể tăng lãi suất huy động. Do vậy, có thể nói, tình hình lãi suất trong nước hiện vẫn đang ổn định.
Trong một báo cáo phân tích mới đây, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, lãi suất năm 2020 nhiều khả năng ổn định, không tăng thêm so với cuối năm 2019. Nhưng mặt bằng lãi suất huy động nói chung vẫn duy trì ở mức như hiện tại, khó có khả năng giảm sâu tại các ngân hàng chưa đáp ứng được các yêu cầu về an toàn vốn.
Đặc biệt, các chuyên gia còn lưu ý, lãi suất khó tăng giảm mạnh bởi ảnh hưởng của diễn biến lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 2 tháng đầu năm đã tăng 5,91% so với cùng kỳ năm 2019, ở mức cao nhất 7 năm trở lại đây. Chính vì thế, từ đầu năm đến gần cuối tháng 2, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lượng hút tiền nhằm mục đích kiểm soát cung tiền trong bối cảnh lạm phát đang dần tăng cao trở lại, hiện đã lên tới gần 130.000 tỷ đồng.
Chính sách phải phù hợp
Tính từ đầu tháng 2 tới nay, đã có loạt ngân hàng trung ương các nước quyết định hạ lãi suất cơ sở, bao gồm: Mexico, Belarus, Nga, Philippines, Honduras, Brazil, Thái Lan, Malaysia, Iceland và mới nhất là Mỹ và Australia. Chính vì thế, đã có nhiều ý kiến băn khoăn về việc Việt Nam có nên nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế như các nước.
Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc các ngân hàng trung ương thế giới giảm lãi suất có thể kích thích Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ, giúp tỷ giá không giảm quá mạnh. Bởi trong bối cảnh này, nhiều đồng ngoại tệ đã giảm giá mạnh, tỷ giá của Việt Nam đồng nếu ở mức cao sẽ làm hạn chế sức cạnh tranh hàng hóa và bất lợi cho xuất khẩu.
Do đó, thực tế cho thấy, từ khoảng cuối tháng 2 đến nay, tỷ giá USD và VND đang liên tục giảm tại các ngân hàng thương mại, dù biên độ không lớn. Tuy nhiên, cũng như lãi suất, các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp để kiểm soát, hài hòa thị trường, chống những cú sốc cho thị trường, đặc biệt là tránh gây áp lực lên lạm phát, vốn đã cao hơn so với cùng kỳ. Báo cáo của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã cho rằng, khi các nước nới lỏng chính sách tiền tệ thì tại Việt Nam, việc xác định đúng và trúng chính sách, công cụ hỗ trợ lúc này là rất quan trọng, trong điều kiện nguồn lực có hạn và dư địa chính sách không còn nhiều.
Theo nhóm nghiên cứu, trong những trường hợp chống cú sốc ngắn hạn như hiện nay, chính sách tài khóa nên được ưu tiên hơn là chính sách tiền tệ, do hiệu quả tức thì, ít độ trễ hơn của chính sách tài khóa. Tuy nhiên, vẫn phải kết hợp hài hòa cả hai nhóm chính sách này thì hiệu quả hỗ trợ mới tốt hơn. Hiện nay, để hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp về dòng tiền và tính thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét cho phép bên vay giãn, hoãn nợ, giảm lãi/phí, không chuyển nhóm nợ, cho vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh. Đối với chính sách tài khóa, Chính phủ chỉ đạo sớm cho phép giãn, hoãn các nghĩa vụ tài chính (nộp thuế, chi trả bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất…)… Điều này cho thấy, Chính phủ đã dùng nhiều công cụ, biện pháp để kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối và thị trường vàng - cũng là động lực quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giúp người dân và doanh nghiệp yên tâm kinh doanh, sản xuất.
Tin liên quan
Tính toán điều hành giá để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025
18:32 | 04/02/2025 Tài chính
Lạm phát Eurozone tăng 2,5%, ECB đối mặt thách thức giảm lãi suất
09:32 | 04/02/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Kinh tế - xã hội đạt nhiều chỉ số tích cực ngay từ tháng đầu năm 2025
19:33 | 05/02/2025 Sự kiện - Vấn đề
Nhân viên xe buýt trả lại laptop cho hành khách để quên
07:44 | 05/02/2025 Sự kiện - Vấn đề
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục gánh vác sứ mệnh lớn lao đối với dân tộc
13:05 | 03/02/2025 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất”
15:06 | 31/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền bước vào Kỷ nguyên mới
18:39 | 29/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
17:32 | 28/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tiềm lực và cơ hội để Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới
08:41 | 27/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Bước vào kỳ nghỉ Tết, giá cả mặt hàng thiết yếu cơ bản không có biến động bất thường
12:22 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Niềm tin vào sự vươn lên của Việt Nam
08:11 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cho một mùa Hoa
13:41 | 25/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
75 năm quan hệ Việt Nam-LB Nga: Hướng tới tương lai hợp tác mạnh mẽ
09:52 | 24/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
15:22 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt cho tăng trưởng 8% trở lên
TP Hồ Chí Minh: Khách nước ngoài mua hơn 1.500 tỷ đồng hàng hóa mang theo khi xuất cảnh
WGC: Bất ổn về địa chính trị và kinh tế có thể làm tăng nhu cầu về vàng trong năm 2025
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025
Transerco tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics