Thu thuế thương mại điện tử tăng 30% mỗi năm
Ngăn chặn hành vi lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu | |
Xử phạt nghiêm việc gian lận thuế thương mại điện tử | |
Đã thu thuế được hàng nghìn tỷ đồng từ kinh doanh thương mại điện tử |
Ngành Thuế sẽ tiếp tục hiện đại hoá công tác quản lý thuế kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử. Ảnh: T. Linh |
Tốc độ thu bình quân đạt 130%
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thuế, tính từ năm 2018 đến ngày 29/6/2022, số thu đối với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ đã đạt 5.432 tỷ đồng. Tốc độ thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm.
Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2022, con số của nhóm này đạt gần 760 tỷ đồng, bằng 48% số thu năm 2021. Nguyên nhân là do thực hiện quy định mới tại Luật Quản lý thuế số 38, một số nhà cung cấp nước ngoài đã chủ động kê khai, nộp thuế trực tiếp trên Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế dẫn đến số thu từ cơ chế khai thay, nộp thay thuế nhà thầu giảm. Tiêu biểu có một số nhà cung cấp nước ngoài được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn như: Facebook là 2.071 tỷ đồng, Google là 2.034 tỷ đồng, Microsoft là 692 tỷ đồng...
Theo bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và cá nhân, kể từ khi Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế được khai trương, đã có nhiều nhà cung cấp nước ngoài lớn đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng trực tiếp qua Cổng. Điển hình như Facebook (Meta), Microsoft, Tiktok, Netflix. Số thuế đã được kê khai, nộp trực tiếp trên Cổng tại kỳ kê khai quý 1/2022: Microsoft đã nộp 0,5 triệu USD, Tiktok đã nộp 34,5 tỷ đồng, Netflix đã nộp 7,8 tỷ đồng và Facebook đã nộp thuế trên toàn bộ doanh thu (từ tổ chức và cá nhân) vào quý 2/2022.
Riêng đối với việc quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, theo báo cáo của Tổng cục Thuế, lũy kế từ 2018 đến hết tháng 5/2022, cơ quan Thuế đã thu được từ xử lý vi phạm, chống thất thu khoảng 782 tỷ đồng (5 tháng đầu năm 2022 đạt 220 tỷ đồng). Trong đó, một số cục thuế có số thu lớn như: Cục Thuế Hà Nội với số thu khoảng 358 tỷ đồng, Cục Thuế TPHCM với số thu khoảng 146 tỷ đồng, Cục Thuế Đà Nẵng với số thu khoảng 67 tỷ đồng.
Một số trường hợp cá nhân có phát sinh thu nhập cao, qua công tác tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế đã tự giác kê khai nộp thuế bổ sung như: 1 cá nhân tại TPHCM đã kê khai thu nhập phát sinh năm 2020, 2021 từ hoạt động sản xuất phần mềm và có nguồn thu từ quảng cáo trên Google là 434 tỷ đồng và phải nộp tiền thuế lên đến 30,3 tỷ đồng (chưa tính tiền chậm nộp và tiền phạt); 1 cá nhân khác tại TPHCM cũng phát sinh thu nhập từ Google trong năm 2020, 2021 là 227 tỷ đồng với số thuế phải nộp là 15,9 tỷ đồng (chưa tính tiền chậm nộp và tiền phạt); 1 cá nhân tại Hà Nội sản xuất phần mềm và có nguồn thu từ quảng cáo có phát sinh doanh thu hơn 330 tỷ đồng và đã nộp thuế năm 2020 là 23,4 tỷ đồng.
Áp dụng công nghệ AI để quản lý rủi ro người nộp thuế
Hiện nay, các địa phương cũng đang liên tục thực hiện rà soát, quản lý và chống thất thu với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Điển hình như tại Hà Nội, Cục Thuế Hà Nội hiện đang quản lý 465 cá nhân thuộc nhóm có thu thập từ các tổ chức nước ngoài như Google, Facebook..., với số thuế đã nộp 56 tỷ đồng. Đối với nhóm kinh doanh bán hàng online, Cục đang quản lý dữ liệu của trên 32.000 địa chỉ bán hàng, trong đó gần 3.400 cơ sở có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm. Cục Thuế Hà Nội cũng đã đưa vào quản lý trên 1.300 người nộp thuế với số nộp 12 tỷ đồng. Cục Thuế Hà Nội đang triển khai rà soát trên 2.000 cơ sở bán hàng online trên địa bàn để đưa vào quản lý thuế. Cùng với đó, Cục Thuế Hà Nội đang quản lý dữ liệu của 756 chủ cơ sở với trên 2.300 địa chỉ cho thuê nhà, trong đó có 49 chủ cơ sở có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, doanh thu ước tính 10 tỷ đồng.
Tại TPHCM, Cục Thuế TPHCM đã phối hợp với một số ngân hàng thương mại trên địa bàn đề nghị cung cấp dữ liệu dòng tiền giao dịch chuyển từ nước ngoài về cho các tổ chức, cá nhân trong nước có nhận thu nhập từ các tổ chức nước ngoài (Google, Apple, Netflix,…) do cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số.
Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2022, đã có 4 ngân hàng thương mại cung cấp cho cơ quan Thuế các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ Google với tổng số tiền nhận từ nước ngoài hơn 51,2 triệu USD và 21,4 tỷ đồng. Cục Thuế TPHCM đã xử lý 38 cá nhân có thu nhập từ Google, với số thuế truy thu, phạt và tiền chậm nộp 169 tỷ đồng; xử lý 3 doanh nghiệp với số thuế truy thu, phạt và tiền chậm nộp là 327 triệu đồng. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra một công ty đối tác của nhà cung cấp nước ngoài Google tại Việt Nam, Cục đã xử lý truy thu và phạt trên 24,3 tỷ đồng.
Theo bà Nguyễn Thị Lan Anh, hiện nay, ngành Thuế đã hoàn thiện quy định pháp luật về thuế để tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu sàn thương mại điện tử trong việc khai thuế, nộp thuế thay cho người bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.
Thời gian tới, ngành Thuế sẽ tiếp tục hiện đại hoá công tác quản lý thuế; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để kết nối, lưu trữ thông tin, hỗ trợ, kết nối với người nộp thuế (nhà cung cấp nước ngoài, sàn thương mại điện tử, ...) theo hình thức điện tử trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Đặc biệt, sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với thương mại điện tử; áp dụng trí tuệ nhận tạo (AI) để xử lý dữ liệu, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp vượt ngưỡng rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý thuế theo rủi ro đối với hoạt động thương mại điện tử.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn Ngành đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với 18 doanh nghiệp trong nước, trong đó: có 6 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử; 9 doanh nghiệp là trung gian thanh toán; 3 doanh nghiệp là công ty đối tác nước ngoài tại Việt Nam và 6 nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam. Thông qua việc tăng cường quản lý, chống thất thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, 5 tháng đầu năm 2022, cơ quan Thuế đã thu từ xử lý vi phạm, chống thất thu được 220 tỷ đồng.
|
Tin liên quan
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
14:51 | 21/10/2024 Thuế - Kho bạc
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024
15:32 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK