Thị trường EU - “Vùng trú ẩn” của tôm xuất khẩu giữa biến động thuế quan
![]() |
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Sao Ta - thành viên của PAN Group |
Thị trường ổn định nhất
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt hơn 252 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước.
EU được đánh giá là thị trường tăng trưởng ổn định nhất của tôm Việt trong nửa đầu năm 2025.
Bên cạnh đó, một số thị trường chủ lực trong khối có mức tăng trưởng đáng chú ý, như: Đức tăng 24%, Bỉ tăng 31%, Pháp tăng gần 20%. Tuy nhiên, Hà Lan – thị trường vốn lớn – lại sụt giảm nhẹ 4%.
Điều này phản ánh sự dịch chuyển cơ cấu tiêu dùng và phân hóa thị trường nội khối EU mà doanh nghiệp Việt cần nắm bắt.
Về sản phẩm tôm xuất khẩu, đặc biệt chú ý dòng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao tăng tới 50%. Qua đó cho thấy EU đang có xu hướng mở rộng tiêu thụ các dòng tôm biển không truyền thống, trong đó sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao – phù hợp với yêu cầu tiện lợi và an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe tại khu vực này.
Trong bối cảnh ông Trump lên kế hoạch áp thuế chống trợ cấp lên hàng hóa thế giới nhập khẩu vào Mỹ, tôm Việt Nam cũng không phải ngoại lệ trong môi trường thương mại toàn cầu thiếu ổn định.
Trong đó, EU nổi lên như một điểm đến an toàn, ít rủi ro về chính sách. Các nhà xuất khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia đều đang dần chuyển dịch đơn hàng sang thị trường này. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế EU phục hồi sau đại dịch và kiểm soát lạm phát cũng là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng.
Chỉ tính riêng nửa đầu năm 2025, lượng tôm nhập khẩu vào EU ước tính tăng 25%, doanh số bán ra cho các nước còn lại ở châu Âu cũng tăng 8%... sẽ là cơ hội tốt cho tôm Việt Nam vào thị trường này.
Đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt
Theo VASEP, để thúc đẩy xuất khẩu tôm sang EU, các doanh nghiệp cần đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt từ EU.
Các nhà nhập khẩu ngày càng quan tâm đến, tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc rõ ràng; tuân thủ các chứng nhận, như: ASC, GlobalG.A.P, Organic.
Mặt khác, EU có xu hướng ưu tiên sản phẩm chất lượng cao, đóng gói có thương hiệu, đặc biệt là các dòng tôm thẻ bóc vỏ, tôm sú nuôi tự nhiên, chứng nhận sinh thái. Madagascar là một ví dụ điển hình khi xây dựng được thương hiệu quốc gia cho tôm sú và bán giá cao tại thị trường Pháp.
Do vậy, các doanh nghiệp Việt muốn gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU cần phải có chiến lược tiếp thị rất cụ thể, giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Ngoài ra, thị trường bán lẻ tại EU có thể cung cấp cho các nhà cung cấp tôm một cơ hội lớn hơn trong tương lai, vì các cửa hàng thực phẩm đang trở nên cẩn trọng hơn với giá cả do các chi phí khác đang gia tăng, trong khi các nhà hàng và quán ăn (foodservice) trở nên nhạy cảm với giá hơn trước.
Để giữ vững và mở rộng thị phần tại EU trong nửa cuối năm 2025 và xa hơn, doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam cần định vị lại chiến lược cạnh tranh: Chuyển từ cạnh tranh giá sang tập trung vào chất lượng, bền vững, minh bạch.
Phát triển sản phẩm cao cấp, trong đó tập trung vào tôm hữu cơ, tôm chứng nhận ASC, tôm sú thương hiệu, phù hợp với thị hiếu bán lẻ châu Âu; ứng dụng công nghệ QR, blockchain để chứng minh nguồn gốc rõ ràng, đãm bảo yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.
Đối với các doanh nghiệp, người nuôi tôm, cần xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn các điều kiện để chủ động sản xuất trong bối cảnh và tình hình mới của ngành tôm trong nước và toàn cầu, đặc biệt là chủ động nghiên cứu các yêu cầu mới của thị trường, áp dụng công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất và triển khai trong quá trình sản xuất đảm bảo không vướng mắc các quy định mới.
Trong đó, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục để chứng minh giảm phát thải carbon, phát triển bền vững, không mua bán các sản phẩm từ hoạt động IUU...
Tin liên quan

Xuất nhập khẩu có chiều hướng giảm
21:32 | 28/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Dệt may Việt Nam cần tận dụng thương mại điện tử để khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế số
14:54 | 28/07/2025 Thương mại điện tử

Nhiều thách thức xuất khẩu nửa cuối năm
15:06 | 27/07/2025 Xu hướng

Hạt tiêu Việt tăng giá ngược chiều thế giới
12:10 | 26/07/2025 Xu hướng

Giải pháp logistics hiệu quả, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
21:51 | 25/07/2025 Xu hướng

63% cao su Việt đến từ hộ nhỏ: Bài toán hóc búa trước quy định chống mất rừng của EU
15:05 | 25/07/2025 Xu hướng

Việt Nam sẽ giữ vững tăng trưởng 6,3%
09:48 | 24/07/2025 Xu hướng

Phân bón Việt đạt chuẩn cao nhất tại Úc
09:13 | 24/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế
09:19 | 23/07/2025 Xu hướng

Cảnh báo đỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt trên thị trường Hoa Kỳ
09:15 | 23/07/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp có tâm lý dè dặt khi xuất khẩu sang Mỹ
17:32 | 22/07/2025 Xu hướng

Gạo Việt Nam nâng tầm giá trị từ "ngọc thô" đến "ngọc quý"
18:07 | 21/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu cá tra vượt 1 tỷ USD
11:39 | 21/07/2025 Xu hướng
Tin mới

Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển trái phép 260.000 lít dầu DO

Xuất nhập khẩu có chiều hướng giảm

Tháo gỡ vướng mắc kéo dài cho doanh nghiệp nông sản

Logistics vùng - đòn bẩy để nông sản Việt vươn ra toàn cầu

Phân khúc đất nền “hạ nhiệt”, bước vào giai đoạn thận trọng

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên
09:09 | 25/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ
15:00 | 22/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII
09:17 | 22/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng
10:43 | 21/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics