Facebook Twitter youtube Tiktok

Logistics vùng - đòn bẩy để nông sản Việt vươn ra toàn cầu

Chi phí logistics cao, hạ tầng thiếu đồng bộ và mô hình vận hành phân mảnh đang cản trở nông sản Việt bứt phá trong thương mại điện tử (TMĐT). Các chuyên gia nhận định, muốn đưa nông sản Việt ra thế giới, cần phát triển logistics vùng như một “xương sống” của chuỗi cung ứng hiện đại, thay vì tiếp tục coi đó là “chặng cuối”.
Logistics vùng - đòn bẩy để nông sản Việt vươn ra toàn cầu
Hiện nay, chi phí logistics tại Việt Nam chiếm tới 16 - 20% GDP, gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Đồ họa: TT

Thiếu hạ tầng logistics chuyên sâu tại vùng nguyên liệu

Trong bối cảnh TMĐT bùng nổ, logistics không còn chỉ là khâu vận chuyển đơn thuần mà đang trở thành yếu tố sống còn quyết định khả năng cạnh tranh và hội nhập của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Việt Nam mặc dù là quốc gia có lợi thế về nông nghiệp nhưng hệ thống logistics lại tập trung chủ yếu ở các trung tâm như TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Trong khi đó, nhiều vùng nguyên liệu lớn như Tây Nguyên, miền Trung hay khu vực biên giới lại gần như bị bỏ ngỏ.

Thực tế, vận tải đường bộ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong khi vận tải đường sắt và đường thủy lại chưa được khai thác hiệu quả. Điều này khiến thời gian giao hàng kéo dài, chi phí tăng cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của nông sản Việt.

Số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, hiện nay, chi phí logistics tại Việt Nam chiếm tới 16 - 20% GDP, gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Con số này vượt xa các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc (14%), Thái Lan (12%) hay Singapore (8%).

Chi phí logistics cao khiến biên lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm mạnh. Điều này đặc biệt gây khó cho ngành Nông nghiệp khi muốn đưa sản phẩm vào các thị trường tiêu chuẩn cao, nơi giá bán có thể gấp 2 - 3 lần nhưng yêu cầu khắt khe về chất lượng và tốc độ giao hàng.

Số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, hiện nay, chi phí logistics tại Việt Nam chiếm tới 16 - 20% GDP, gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Con số này vượt xa các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc (14%), Thái Lan (12%) hay Singapore (8%).

Chuỗi cung ứng cũng bị chia cắt bởi hệ thống kho thuê nhỏ lẻ, thiếu các trung tâm phân phối nội vùng chuyên sâu. Các hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ vẫn vận hành thủ công, thiếu hệ thống quản trị hiện đại và chưa thực hiện số hóa dữ liệu.

Việc không thể truy xuất nguồn gốc, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị ESG (môi trường, xã hội, quản trị) và tài chính thiếu minh bạch cũng là rào cản lớn khiến nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, không thể mở rộng quy mô hoặc xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

TMĐT hiện đại đặt ra yêu cầu khắt khe về tốc độ giao hàng và khả năng kiểm soát chất lượng xuyên suốt chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nông sản trong nước vẫn chưa nhận thức đầy đủ vai trò của logistics, tiếp tục coi đây là "khâu cuối" thay vì là một phần của hệ sinh thái khép kín từ sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Sự thiếu đồng bộ trong chuỗi cung ứng khiến hàng hóa không đảm bảo chất lượng khi đến tay khách hàng, làm giảm uy tín của thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế và khiến các sàn TMĐT khó lòng phát triển ổn định trong lĩnh vực nông sản.

Đồng bộ pháp lý, nền tảng số và công nghệ

Nhiều chuyên gia cảnh báo, nếu tiếp tục duy trì tư duy logistics là "chặng cuối", nông sản Việt sẽ mãi chỉ đóng vai trò gia công trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thay vào đó, cần xem logistics là "xương sống" để hỗ trợ sản xuất, thương mại và tài chính cùng phát triển.

TS Khúc Đại Long (Trường Đại học Thương mại) cho rằng, cần quy hoạch lại mạng lưới logistics theo vùng nguyên liệu và hành lang kinh tế. Theo ông, việc phân vùng cụm logistics theo sản phẩm sẽ giúp tối ưu hiệu quả vận hành.

Ông Long nhấn mạnh, các trung tâm logistics chuyên sâu tại vùng cần được đầu tư mạnh mẽ để có thể xử lý sơ chế, kiểm định, đóng gói đạt chuẩn quốc tế ngay từ gốc. Như vậy, hàng hóa sẽ đến thị trường nhanh hơn, chất lượng được đảm bảo, từ đó nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt.

Việc xây dựng các hành lang logistics chính ngạch kết nối với các thị trường lớn như Trung Quốc, ASEAN, EU hay CPTPP được xem là bước đệm quan trọng để nông sản Việt vươn xa hơn trên bản đồ xuất khẩu toàn cầu.

Tuy nhiên, để đạt được điều này, giới chuyên gia cho rằng cần thúc đẩy mô hình “4 nhà” gồm: Nông dân - logistics - thương mại - tài chính. Mô hình này sẽ tạo nên sự kết nối chặt chẽ giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng, từ đó nâng cao hiệu quả toàn diện của hoạt động thương mại.

Song song với việc đầu tư hạ tầng logistics, việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho logistics xuyên biên giới cũng cần được đẩy mạnh. Các quy định liên quan đến truy xuất nguồn gốc, chứng nhận chất lượng, tài chính chuỗi… cần được ban hành và chuẩn hóa theo hướng đồng bộ với các đối tác quốc tế.

Ngoài ra, phát triển các nền tảng số quốc gia trong lĩnh vực TMĐT và tài chính chuỗi là điều cấp thiết để hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu.

Việc ứng dụng công nghệ như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, blockchain… vào vận hành logistics sẽ giúp tăng tốc độ xử lý đơn hàng, giảm thiểu rủi ro và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe.

“TMĐT là cánh cửa đưa nông sản Việt đến gần hơn với người tiêu dùng toàn cầu. Tuy nhiên, để bước qua cánh cửa này một cách vững chắc, logistics vùng cần được đầu tư bài bản và nhìn nhận đúng vai trò như một phần không thể thiếu của thương mại hiện đại”, TS Khúc Đại Long nhận định.

Thái Hằng

Tin liên quan

Dệt may Việt Nam cần tận dụng thương mại điện tử để khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế số

Dệt may Việt Nam cần tận dụng thương mại điện tử để khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế số

Các sàn TMĐT trở thành đòn bẩy giúp ngành Dệt may đẩy mạnh xuất khẩu, qua đó khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế số.
TikTok Shop bứt phá thị phần, Shopee và Lazada vào thế phòng thủ

TikTok Shop bứt phá thị phần, Shopee và Lazada vào thế phòng thủ

Nửa đầu năm 2025, TikTok Shop ghi nhận tăng trưởng doanh số ấn tượng, nâng thị phần lên 39% và rút ngắn đáng kể khoảng cách với Shopee. Trong khi đó, Lazada và Tiki chứng kiến sự sụt giảm mạnh, chỉ còn nắm giữ 3% thị phần toàn ngành.
Cuộc đua giành thị phần gay gắt, hơn 80.000 gian hàng đã "bốc hơi" khỏi sàn

Cuộc đua giành thị phần gay gắt, hơn 80.000 gian hàng đã "bốc hơi" khỏi sàn

Doanh số toàn ngành thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng gần 42% trong nửa đầu năm 2025. Tuy nhiên, phía sau con số ấn tượng này là thực tế báo động, so với cùng kỳ năm 2024, hơn 80.000 gian hàng đã "bốc hơi" khỏi sàn. Cuộc đua giành thị phần ngày càng gay gắt, đặc biệt với sự bứt tốc mạnh mẽ của TikTok Shop, đang đẩy các nhà bán hàng nhỏ vào thế yếu.
Người bán nước ngoài trên sàn sẽ phải định danh, kê khai thuế như trong nước

Người bán nước ngoài trên sàn sẽ phải định danh, kê khai thuế như trong nước

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp vào tháng 10/2025. Theo đó, Dự thảo Luật đề xuất hàng loạt quy định siết chặt quản lý hoạt động TMĐT, đặc biệt là với các đối tượng người bán từ nước ngoài. Phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính đã trao đổi với Tiến sĩ Kinh tế, Luật sư Lê Bá Thường (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu pháp luật và Văn hóa doanh nghiệp xoay quanh chủ đề này.
Sơn La gắn phát triển sản phẩm nông thôn tiêu biểu với thương mại điện tử

Sơn La gắn phát triển sản phẩm nông thôn tiêu biểu với thương mại điện tử

Sơn La đang tích cực phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu gắn với nông nghiệp sạch và thương mại điện tử (TMĐT). Nhiều sản phẩm đặc sản vùng cao được quảng bá trên sàn TMĐT, góp phần mở rộng thị trường và nâng cao giá trị hàng hóa địa phương.
Hình thành xu hướng mua sắm online thông minh

Hình thành xu hướng mua sắm online thông minh

Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, nhưng đi kèm với đó là mối lo ngày càng lớn của người tiêu dùng về hàng giả, hàng nhái. Trước thực trạng này, hàng triệu người Việt đang dần trở thành những người tiêu dùng thông thái, chủ động “nâng cấp” kiến thức mua sắm online để tự bảo vệ mình.
Tái thiết hành vi tiêu dùng: Hướng tiếp cận mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Tái thiết hành vi tiêu dùng: Hướng tiếp cận mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Giữa bối cảnh người tiêu dùng siết chặt chi tiêu, Shopee đang tái định hình trải nghiệm mua sắm trực tuyến bằng cách loại bỏ rào cản phí vận chuyển, với chính sách “Freeship 0Đ mọi đơn”. Chương trình này không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm, mà còn tạo động lực tiêu dùng và hỗ trợ nhà bán hàng tăng trưởng doanh số.
Siết hàng giả, minh bạch nguồn gốc: Bước ngoặt trong cuộc chơi thương mại điện tử

Siết hàng giả, minh bạch nguồn gốc: Bước ngoặt trong cuộc chơi thương mại điện tử

Áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và yêu cầu minh bạch thông tin sản phẩm không chỉ giúp người tiêu dùng yên tâm mua sắm, mà còn tạo ra bước ngoặt trong cuộc chơi thương mại điện tử (TMĐT).
Doanh nghiệp nhỏ học cách “vượt bão” trên sàn thương mại điện tử

Doanh nghiệp nhỏ học cách “vượt bão” trên sàn thương mại điện tử

Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo TP Hồ Chí Minh - SIHUB (Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh) vừa phối hợp cùng Học viện Kỹ năng VTALK và Dự án phi lợi nhuận Hành trình Khởi lửa Hành trang (SFVN) tổ chức buổi đào tạo đặc biệt về thương mại điện tử (TMĐT). Sự kiện cung cấp kiến thức thực tiễn, giúp hàng trăm học viên hiểu rõ cách vận hành hiệu quả trên TikTok và các nền tảng TMĐT trong năm 2025.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Trong làn sóng chuyển đổi số toàn cầu, thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển xuất khẩu một cách bền vững. Diễn đàn Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) và Công nghệ số Việt Nam 2025 (ngày 4 - 6/9/2025) là điểm hẹn quan trọng để kết nối, chia sẻ giải pháp và thúc đẩy hệ sinh thái TMĐT Việt Nam vươn ra thế giới.
Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Chuyển đổi số được tỉnh Bắc Ninh xác định là giải pháp chiến lược để nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu chi phí sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).
Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử

Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử

Trong 6 tháng đầu năm 2025, hơn 110 triệu bản ghi dữ liệu cá nhân bị mua bán trái phép, hàng chục triệu tài khoản rò rỉ thông tin. Thực trạng này đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của các nền tảng số, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ và trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng hiện diện sâu rộng.
Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến

Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến

Từ ngày 1/7/2025, sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính, Việt Nam có hơn 3.300 xã phường. Với tiềm năng thị trường nội địa hơn 100 triệu dân và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT), đề xuất hỗ trợ các xã, phường trên cả nước bán nông sản qua kênh trực tuyến đang mở ra hướng đi mới cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển trái phép 260.000 lít dầu DO

Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển trái phép 260.000 lít dầu DO

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện, kiểm tra và bắt giữ một tàu cá vận chuyển trái phép số lượng lớn dầu DO.
Xuất nhập khẩu có chiều hướng giảm

Xuất nhập khẩu có chiều hướng giảm

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2025 đạt 470,63 tỷ USD, tăng 16,2%.
Tháo gỡ vướng mắc kéo dài cho doanh nghiệp nông sản

Tháo gỡ vướng mắc kéo dài cho doanh nghiệp nông sản

Bộ Công thương vừa bỏ yêu cầu xác nhận địa phương với bảng kê không hóa đơn, tháo gỡ vướng mắc kéo dài cho doanh nghiệp nông sản khi xin cấp C/O.
Logistics vùng - đòn bẩy để nông sản Việt vươn ra toàn cầu

Logistics vùng - đòn bẩy để nông sản Việt vươn ra toàn cầu

Muốn đưa nông sản Việt ra thế giới, cần phát triển logistics vùng như một “xương sống” của chuỗi cung ứng hiện đại, thay vì tiếp tục coi đó là “chặng cuối”.
Phân khúc đất nền “hạ nhiệt”, bước vào giai đoạn thận trọng

Phân khúc đất nền “hạ nhiệt”, bước vào giai đoạn thận trọng

Sau giai đoạn tăng trưởng mạnh đầu năm, phân khúc đất nền trong quý 2/2025 ghi nhận xu hướng hạ nhiệt rõ rệt cả về mức độ quan tâm lẫn nguồn cung.
(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên

Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên.
(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu tổ chức của Thuế tỉnh Phú Thọ.
(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

Các thông tin liên quan của Chi cục Hải quan khu vực VII.
(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Thuế tỉnh, thành phố để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu
(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

Từ 1/3, Tổng cục Thuế đã được tổ chức lại thành Cục Thuế hiện nay, trong đó khối cơ quan Cục Thuế đã giảm từ 17 đầu mối xuống còn 12 đầu mối
Phiên bản di động