Dệt may Việt Nam cần tận dụng thương mại điện tử để khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế số
![]() |
Ngành Dệt may Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những trụ cột xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế. |
Từ thách thức trên hành trình chuyển đổi...
Ngành Dệt may Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những trụ cột xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành Dệt may đạt gần 44 tỷ USD, đóng góp lớn vào GDP quốc gia và tạo việc làm cho khoảng 3,4 triệu lao động trên cả nước.
Trong hơn 16.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này, có đến 93,2% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây chính là lực lượng đông đảo, năng động và giàu tiềm năng, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ số đang tái định hình toàn bộ hệ sinh thái xuất khẩu toàn cầu.
Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), TMĐT đang mở ra hướng đi đầy triển vọng cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Dệt may.
Ông Cẩm cho biết, một số doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng, tận dụng các nền tảng bán hàng toàn cầu như Amazon giúp mở rộng thị trường. Tuy nhiên, cùng với cơ hội là hàng loạt thách thức mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đối mặt.
“Doanh nghiệp quy mô nhỏ thường thiếu nguồn lực để đầu tư dài hạn, đặc biệt trong các lĩnh vực như thiết kế, phát triển thương hiệu và marketing toàn cầu. Đây là những điểm yếu cần được khắc phục nếu muốn tiến xa trên thị trường số,” ông Cẩm thông tin.
... đến cơ hội khai thác tiềm năng của TMĐT
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu không ngừng gia tăng, sự chủ động chuyển đổi sang TMĐT và đầu tư vào thương hiệu là hướng đi cần thiết với doanh nghiệp dệt may Việt, đặc biệt là nhóm nhỏ và vừa.
Xuất khẩu qua TMĐT giúp rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp Việt với người tiêu dùng quốc tế. Thay vì phụ thuộc vào các nhà phân phối lớn hay chuỗi cung ứng dài, giờ đây doanh nghiệp có thể trực tiếp tiếp cận thị trường, kiểm soát thương hiệu và cải thiện biên lợi nhuận.
Hơn thế, TMĐT cho phép doanh nghiệp khai thác các thị trường ngách, nơi sản phẩm có tính cá nhân hóa, giá trị thẩm mỹ và tính bền vững được đánh giá cao, những yếu tố mà dệt may Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng.
Đặc biệt, với tinh thần đổi mới, sự đồng hành từ hiệp hội và hỗ trợ từ các nền tảng lớn như Amazon, dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để nâng tầm giá trị, mở rộng thị trường và khẳng định vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua TMĐT.
Ngoài ra, VITAS hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và khai thác hiệu quả các nền tảng số, đặc biệt là TMĐT xuyên biên giới. Amazon là một trong những nền tảng được nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam lựa chọn để bắt đầu hành trình xuất khẩu trực tuyến.
VITAS cho biết, các thành viên đã ghi nhận những kết quả khả quan, cho thấy tiềm năng mở rộng đáng kể nếu được hỗ trợ bài bản.
“Với sự đồng hành của VITAS và sự chủ động của doanh nghiệp, ngành dệt may Việt Nam có thể chuyển mình mạnh mẽ, không chỉ bằng năng lực sản xuất mà còn bằng năng lực sáng tạo, làm chủ thương hiệu và tận dụng hiệu quả TMĐT”, ông Cẩm khẳng định.
Đặc biệt, để tận dụng tối đa tiềm năng của TMĐT, theo ông Trương Văn Cẩm, thời gian tới các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp ngành Dệt may cần tận dụng lợi thế quy mô nhỏ với khả năng thích nghi nhanh, dễ dàng thử nghiệm mô hình kinh doanh mới và ứng dụng công nghệ số. Đây là ưu thế cần phát huy khi tham gia sàn TMĐT toàn cầu.
Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa sản phẩm dựa trên bản sắc truyền thống. Việc ứng dụng nguyên liệu và kỹ thuật thủ công truyền thống vào thiết kế hiện đại giúp tạo ra sản phẩm có tính nhận diện cao, phù hợp với thị hiếu cá nhân hóa của người tiêu dùng quốc tế.
Tin liên quan

Xuất nhập khẩu có chiều hướng giảm
21:32 | 28/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Logistics vùng - đòn bẩy để nông sản Việt vươn ra toàn cầu
20:32 | 28/07/2025 Thương mại điện tử

Thị trường EU - “Vùng trú ẩn” của tôm xuất khẩu giữa biến động thuế quan
16:23 | 28/07/2025 Xu hướng

Cuộc đua giành thị phần gay gắt, hơn 80.000 gian hàng đã "bốc hơi" khỏi sàn
08:00 | 27/07/2025 Thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt bứt phá với Amazon và thương mại điện tử
13:22 | 25/07/2025 Thương mại điện tử

Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, lên sàn số
10:58 | 25/07/2025 Thương mại điện tử

Người bán nước ngoài trên sàn sẽ phải định danh, kê khai thuế như trong nước
14:05 | 24/07/2025 Thương mại điện tử

Sơn La gắn phát triển sản phẩm nông thôn tiêu biểu với thương mại điện tử
11:26 | 23/07/2025 Thương mại điện tử

Hình thành xu hướng mua sắm online thông minh
10:17 | 23/07/2025 Thương mại điện tử

Tái thiết hành vi tiêu dùng: Hướng tiếp cận mới cho thương mại điện tử Việt Nam
15:28 | 22/07/2025 Thương mại điện tử

Siết hàng giả, minh bạch nguồn gốc: Bước ngoặt trong cuộc chơi thương mại điện tử
15:02 | 22/07/2025 Thương mại điện tử

Doanh nghiệp nhỏ học cách “vượt bão” trên sàn thương mại điện tử
15:00 | 22/07/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá
18:00 | 21/07/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển trái phép 260.000 lít dầu DO

Xuất nhập khẩu có chiều hướng giảm

Tháo gỡ vướng mắc kéo dài cho doanh nghiệp nông sản

Logistics vùng - đòn bẩy để nông sản Việt vươn ra toàn cầu

Phân khúc đất nền “hạ nhiệt”, bước vào giai đoạn thận trọng

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên
09:09 | 25/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ
15:00 | 22/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII
09:17 | 22/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng
10:43 | 21/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics