Thách thức trong việc hồi sinh dự án đình trệ
Một số dự án BĐS đang được tái khởi động. Ảnh minh họa |
Nhiều cơ hội cho DN từ động thái tái khởi động dự án
Từ cuối năm 2022 đến nay, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc kịp thời và hiệu quả của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, một số dự án BĐS của các DN BĐS đã được tháo gỡ những nút thắt về pháp lý, cơ chế chính sách để triển khai trở lại.
Một số dự án BĐS bỏ hoang đã được triển khai trở lại, đặc biệt là các dự án căn hộ tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM trong bối cảnh giá căn hộ liên tục thiết lập mặt bằng mới ở mức cao.
Đơn cử như dự án HaNoi Melody Residences (Linh Đàm, quận Hoàng Mai), dự án QMS Top Tower (Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm), The Summit Building (Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy)… tại Hà Nội.
Tại một số địa phương khác có dự án Astral City (TP Thuận An, Bình Dương), khu đô thị Ecity Tân Đức (Đức Hòa, Long An),...
Đánh giá về động thái này, Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho rằng, việc hồi sinh những dự án này không chỉ là cơ hội cho các chủ đầu tư có nguồn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn góp phần giải cơn khát về nhà ở cho người dân.
Điều này đã, đang và sẽ được tiếp tục thúc đẩy nhờ sự hỗ trợ từ phía Chính phủ lẫn khối DN tư nhân thông qua hoạt động M&A dự án.
Cụ thể, về phía Chính phủ, Nhà nước đã có nhiều động thái điều chỉnh về chính sách và chỉ đạo hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục triển khai các dự án BĐS bị đình trệ, bao gồm việc giảm thuế, nới lỏng quy định vay vốn.
Đặc biệt, theo quy định mới, nếu các chủ đầu tư để dự án “án binh bất động” liên tục trong 48 tháng sẽ đứng trước nguy cơ bị thu hồi đất mà không được bồi hoàn cũng khiến các chủ đầu tư ý thức hơn và gấp rút với nỗ lực tái khởi động dự án.
Đáng chú ý là sự tham gia của các nhà đầu tư mới, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trên cơ sở hành lang pháp lý mới đã được cải thiện tạo ra môi trường đầu tư minh bạch hơn.
Áp lực lớn về tài chính
Tuy nhiên, để có thể tái khởi động thành công các dự án, không phải là điều đơn giản bởi có khó khăn, thách thức.
Ngay cả khi các vướng mắc về pháp lý đã được gỡ thì áp lực về tài chính cũng là điều vô cùng khó khăn với các DN.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến một số dự án “hồi sinh” nhưng không thành công.
Trước hết, các dự án bị bỏ hoang trong thời gian dài thường phải đối mặt với sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng, khiến chi phí phục hồi rất lớn. Cùng với chi phí tài chính phát sinh trong khoảng thời bị tạm dừng cũng “ăn mòn" lợi nhuận theo kế hoạch triển khai ban đầu.
Điều này khiến nhiều chủ đầu tư “hồi sinh” dự án rồi mở bán với giá chào mới tăng tới gấp đôi so với giai đoạn mở bán trước đó để có thể thu được lợi nhuận.
Mức giá tăng cao trong khi chất lượng không được nâng cấp khiến dự án không được thị trường chấp nhận.
Theo quan điểm của VARS, trong quá trình tái khởi động dự án bị đắp chiếu, các DN cần có sự cân nhắc, tính toán rất kỹ. Trong nhiều tình huống, phải chấp nhận lãi ít, hòa vốn, thậm chí lỗ để đảm bảo xử lý dứt điểm các tồn đọng.
Các DN cần ưu tiên mục tiêu duy trì và ổn định bộ máy hoạt động, đảm bảo guồng quay hoạt động sản xuất, kinh doanh hơn là tối đa hóa lợi nhuận.
Cùng với đó, việc tìm kiếm, lựa chọn các đối tác cùng đồng hành cũng là một phương án tốt, giúp DN giảm áp lực về tài chính.
Thậm chí, nếu kết hợp được với các đối tác chất lượng rất có thể sẽ mở ra nhiều hướng đi mới, lúc đó bài toán về lợi ích kinh tế sẽ có cơ hội được đảm bảo hơn.
Theo các chuyên gia, đối với các dự án phải tạm dừng do gặp các khó khăn về pháp lý, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai tháo gỡ, giải quyết triệt để các vướng mắc cho DN, để các dự án được triển khai liền mạch, bơm nguồn cung ra, giảm sức ép lên thị trường, đưa mức giá BĐS nhà ở xuống mức dễ chịu hơn.
Cụ thể, cần đẩy mạnh việc thống kê, phân loại các dự án còn vướng mắc với việc xây dựng cụ thể các tiêu chí để phân mức ưu tiên xử lý, ử lý đến đâu gọn đến đó, tránh dàn trải, không đảm bảo hiệu quả.
Đồng thời, trong bối cảnh các chủ đầu tư đang ráo riết hoàn thiện, đảm bảo đủ các tiêu chí để triển khai, hoặc M&A dự án, cơ quan quản lý cần bám sát thị trường, sẵn sàng nghiên cứu, thực hiện các điều chỉnh, bổ sung chính sách nếu nhận thấy bất cứ một dấu hiệu nào chưa phù hợp.
Tin liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
16:13 | 13/12/2024 Tài chính
Tín hiệu lạc quan của thị trường bất động sản phía Nam
13:15 | 11/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai
08:38 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp dồn lực chăm lo Tết cho người lao động
08:14 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics