Sàn thương mại điện tử chạy đua giành thị phần
Nhiều ngành hàng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng nhờ thương mại điện tử. Ảnh: ST |
Đón đầu xu hướng này, nhiều chiến dịch quảng bá cùng việc mạnh tay đầu tư cho công nghệ đang được các sản thương mại điện tử triển khai để giành được “miếng bánh” to hơn trong thị trường đang ngày càng lớn lên này.
Tăng trưởng thần tốc
Theo báo cáo e-Conomy 2022 từ Google, Temasek và Bain & Company, năm 2022, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022. Với mức tăng trưởng 31% trong giai đoạn 2022-2025, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt mức 49 tỷ USD vào năm 2025 và đạt mốc kỷ lục từ 120-200 tỷ USD vào năm 2030. |
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử đang nổi lên như một trụ cột tăng trưởng cho kinh tế số của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nếu như năm 2016, doanh thu thương mại điện tử B2C (doanh nghiệp và người tiêu dùng) đạt 5 tỷ USD, đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD, năm 2020 là 11,8 tỷ USD và năm 2021 đạt 13,7 tỷ USD.
Bà Ngô Thị Trúc Anh, Giám đốc Bộ phận Vận chuyển Lazada Logistics Việt Nam cho biết, báo cáo “Thay đổi hành trình mua sắm tại Đông Nam Á “Từ nhu cầu tìm kiếm đến trải nghiệm nhận hàng” do Lazada thực hiện vào tháng 9/2022 cho thấy, 76% người tiêu dùng Việt Nam mua sắm mỗi tháng một lần trên thương mại điện tử, 83% người dùng Việt Nam có thói quen tìm kiếm sản phẩm trực tiếp trên các sàn thương mại điện tử, 50% các đơn hàng trên thương mại điện tử ở Việt Nam được mua mà không có dự tính.
Bà Ngô Thị Trúc Anh đánh giá điều này cho thấy thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi và các sàn thương mại điện tử đã định hình những thói quen này. Theo đó, các sàn thương mại vẫn tiếp tục là nền tảng giúp các doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả.
Ông Nguyễn Thế Quang, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đánh giá, thương mại điện tử là nền tảng đón đầu xu hướng tiêu dùng hiệu quả và phát triển bền vững, bất chấp những khó khăn của kinh tế toàn cầu. Trong xu hướng chuyển dịch chung đó, các DN, thương hiệu đã tìm đến thương mại điện tử để mở rộng mô hình kinh doanh và tăng trưởng. Trên thực tế, 2 năm vừa rồi dưới tác động của Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến thị trường bán lẻ. Nếu không có sự phát triển của thương mại điện tử thời gian qua, Việt Nam có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi kinh tế sau Covid-19. Cụ thể, theo ông Nguyễn Thế Quang, tốc độ tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh trên thương mại điện tử gấp 5 lần so với các kênh khác. Rõ ràng thương mại điện tử tăng trưởng nhanh là động cơ đóng góp tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Chạy đua giành thị phần
Để đáp ứng nhu cầu tăng lên nhanh chóng của người tiêu dùng, các sàn thương mại điện tử đã nhanh chóng đầu tư, ứng dụng công nghệ mới và triển khai nhiều chiến dịch để thu hút thêm người dùng và mở rộng thị phần. Điển hình như Lazada đã xây dựng các trung tâm quản lý và vận hành tích hợp cho nhà bán hàng, thực hiện livestream bán hàng ngay trên nền tảng giúp nhà bán hàng gia tăng doanh thu; hệ thống phân tích nâng cao giúp nhà bán hàng theo dõi tình trạng đơn hàng.
Về cơ sở hạ tầng, Lazada đã chủ động gỡ bỏ rào cản chi phí và địa lý trong giao nhận bằng cách xây dựng mạng lưới logistics với 4 trung tâm lựa chọn tự động và 120 trung tâm phân loại vệ tinh giúp hàng hóa được đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Để làm được điều này, DN đã đầu tư công nghệ trí tuệ nhân tạo vào vận hành. Đồng thời triển khai sáng kiến logistics xanh để bảo vệ môi trường như giao hàng bằng xe đạp điện, xe máy điện.
Bà Ngô Thị Trúc Anh cho biết, nhờ sự phát triển bền vững, nhiều thương hiệu đã đạt được thành công. Điển hình như FoodMap, từ khi lên sàn thương mại điện tử, nhà bán hàng này luôn duy trì tăng trưởng 1,5 lần mỗi tháng; hay như Cocoon, lên sàn thương mại điện tử từ tháng 5/2020 tăng trưởng mỗi năm đạt hơn 3 lần.
Tương tự, xuất phát từ một ứng dụng phục vụ di chuyển, Grab đã trở thành một “siêu ứng dụng” đa dịch vụ hàng đầu Đông Nam Á, cung cấp các dịch vụ thiết yếu hàng ngày như giao nhận, di chuyển, dịch vụ tài chính… Đến nay, Grab có hệ sinh thái với hàng triệu người dùng tại 48 tỉnh/thành, góp phần tích cực vào hoạt động chuyển đổi số nhất là lĩnh vực nông nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Grab Việt Nam cho biết, kể từ năm 2021 đến nay Grab đã thực hiện nhiều chiến dịch, điển hình là Chiến dịch quảng bá và hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang năm 2021 với việc thu mua từ các hợp tác xã và vận chuyển tới tận tay người dùng thông qua các đối tác tài xế. Hay như lễ hội trái cây mùa Hè năm 2022 thông qua các hoạt động quảng bá, truyền thông và thu được nhiều kết quả ấn tượng như hơn 100 tấn trái cây đặc sản được tiêu thụ, hơn 800 hợp tác xã được đào tạo kiến thức số và hỗ trợ chuyển đổi số.
Đồng thời để hỗ trợ người dân, Grab cũng thực hiện nhiều chương trình chung tay vì nông sản Việt như hỗ trợ nông dân mở cửa hàng trực tuyến; tăng cường năng lực công nghệ cho nông dân; hỗ trợ tiêu thụ nông sản bằng cách đưa nông sản đến tận tay người dùng và góp phần thúc đẩy chuyển đổi số. Ngoài ra, Grab cũng phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện trang bị kiến thức kỹ năng thương mại điện tử cho nông dân, giúp nông dân tiếp cận người dùng, tiếp thị, hỗ trợ giảm khâu trung gian giúp người dùng tiếp cận sản phẩm chất lượng cao.
Trong khi đó, Beamin Việt Nam đã hợp tác với các ứng dụng thanh toán trực tuyến để tạo thuận lợi cho khách hàng trong khâu thanh toán, qua đó thu hút được lượng lớn người dùng trẻ tuổi vốn “sành” về công nghệ và sẵn sàng trải nghiệm những phương thức tiện lợi. Ông Jinwoo Song, Tổng giám đốc Beamin Việt Nam cho biết, trước khi hợp tác với các ứng dụng thanh toán trực tuyến, có tới 80% khách hàng của Beamin mua đồ ăn thường sử dụng tiền mặt. Nhưng từ khi DN này kết hợp với Momo hay các ứng dụng thanh toán trực tuyến khác thỉ tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 30%.
Tuy nhiên, ông Jinwoo Song cũng nêu lên một số thách thức mà Beamin Việt Nam gặp phải trong quá trình phát triển. Theo đó, DN này đã phát triển thành công việc sử dụng robot giao hàng tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, tại Việt Nam, một trong những mối quan tâm nhất của DN khi nghiên cứu và phát triển ứng dụng này chính là khung pháp lý để quản lý, vận hành trên thị trường. “Chúng tôi hi vọng sẽ có được sự đồng thuận từ phía các cơ quan quản lý nhà nước để sớm có thể đưa ứng dụng này vào thị trường Việt Nam. Cần có những đầu mối để chia sẻ về việc ứng dụng công nghệ trong phát triển giao hàng tại Việt Nam” – ông Jinwoo Song cho biết.
Tin liên quan
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics