Hộ kinh doanh cần gì trước vấn nạn hàng giả và tuân thủ thuế
![]() |
Tọa đàm “Hộ kinh doanh trước vấn nạn hàng giả và tuân thủ thuế” diễn ra tại Hà Nội, ngày 22/6/2025 |
Áp lực từ tuân thủ pháp lý và duy trì kinh doanh
Thời gian gần đây, hàng loạt quy định mới liên quan đến hóa đơn điện tử, truy xuất nguồn gốc hàng hóa và thực hiện nghĩa vụ thuế đã khiến nhiều hộ kinh doanh lúng túng.
Không ít trường hợp do lo ngại bị kiểm tra nguồn gốc sản phẩm đã chủ động tạm ngừng hoạt động. Chỉ trong vòng một tháng, hơn 5.000 cửa hàng, hộ kinh doanh đã tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Thẳng thắn nhìn nhận tại Tọa đàm “Hộ kinh doanh trước vấn nạn hàng giả và tuân thủ thuế”, các chuyên gia rằng, hàng triệu hộ kinh doanh nhỏ, từ cửa hàng chợ truyền thống đến những người bán hàng online đang gặp nhiều khó khăn, đang loay hoay để vừa tuân thủ pháp luật vừa giữ được khách hàng.
Theo thống kê từ Bộ Công Thương, hiện nay cả nước có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, sử dụng 9 triệu lao động, chiếm tới 37,5% lực lượng lao động toàn quốc. Đa số hoạt động với quy mô nhỏ, trung bình mỗi hộ chỉ có dưới 3 lao động và vốn đầu tư dưới 200 triệu đồng.
Bộ Tài chính đang phối hợp với các cơ quan liên quan để nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật Kinh doanh cá thể. Đây được kỳ vọng sẽ là khung pháp lý chính thức, tạo hành lang thuận lợi cho hộ kinh doanh hoạt động minh bạch và hiệu quả hơn trong nền kinh tế số. |
![]() |
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, TMĐT đã trở thành “đường cao tốc” giúp hộ kinh doanh tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, giảm phụ thuộc vào mặt bằng truyền thống. Tuy nhiên, môi trường TMĐT cũng đi kèm những rủi ro mới như hàng giả tràn lan, áp lực truy xuất nguồn gốc và chi phí tuân thủ gia tăng.
Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: lực lượng Quản lý thị trường đang triển khai cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, hàng hóa không rõ nguồn gốc.
“Trong tháng cao điểm lần đầu kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý hơn 4.000 vụ việc, trong đó có trên 3.000 vụ vi phạm đã được xử lý nghiêm minh”, ông Tuấn cho biết.
Cũng theo ông Tuấn, một trong những giải pháp then chốt hiện nay là đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa, đặc biệt với hàng hóa đầu vào. Tuy nhiên, công tác này gặp không ít rào cản.
“Việc triển khai gặp thách thức, như: tem giả, mã truy xuất giả, đòi hỏi các phương án kỹ thuật và cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn,” ông Tuấn thẳng thắn nhìn nhận.
Trong khi đó, nhiều hộ kinh doanh cho biết họ sẵn sàng minh bạch thông tin, nhưng lại thiếu công cụ, kiến thức kỹ thuật để tích hợp công nghệ như: mã QR, phần mềm hóa đơn, nền tảng TMĐT đồng bộ.
![]() |
nhiều hộ kinh doanh cho biết họ sẵn sàng minh bạch thông tin, nhưng lại thiếu công cụ, kiến thức kỹ thuật để tích hợp công nghệ như mã QR, phần mềm hóa đơn, nền tảng TMĐT đồng bộ. |
Không để hộ kinh doanh bị bỏ lại phía sau
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Đinh Xuân Dương, Chủ tịch Công ty FLYG Entertainment cho rằng, nhiều hộ kinh doanh có sản phẩm tốt, nhưng thiếu kỹ năng truyền thông số, nên không thể tiếp cận được khách hàng trên các nền tảng TMĐT.
“Việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho người đứng đầu sẽ là chìa khóa giúp họ tối ưu chi phí marketing, tăng độ tin cậy và tạo kết nối sâu hơn với người tiêu dùng”, ông Dương chi sẻ.
Vấn đề thương hiệu cũng được ông Đoàn Anh Dũng, Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Hoàng Mai đặc biệt quan tâm. Ông bày tỏ lo ngại khi các doanh nghiệp làm ăn bài bản đang bị cạnh tranh không lành mạnh, hàng giả tràn lan trên thị trường, trong đó có cả TMĐT.
“Chúng tôi đầu tư lớn cho công nghệ và chất lượng nhưng vẫn phải cạnh tranh với hàng kém chất lượng. Nếu không có sự vào cuộc quyết liệt từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp làm ăn tử tế sẽ dần mất động lực đầu tư dài hạn”, ông Dũng nhấn mạnh.
Công ty của ông Dũng hiện đang triển khai robot và trí tuệ nhân tạo trong sản xuất để tối ưu năng suất và chất lượng. Tuy nhiên, ông khẳng định, môi trường kinh doanh minh bạch là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp nội địa phát triển bền vững.
Theo thống kê từ Bộ Công Thương, hiện nay cả nước có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, sử dụng 9 triệu lao động, chiếm tới 37,5% lực lượng lao động toàn quốc. Đa số hoạt động với quy mô nhỏ, trung bình mỗi hộ chỉ có dưới 3 lao động và vốn đầu tư dưới 200 triệu đồng. |
![]() |
Hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại không chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp lớn mà còn là nỗi ám ảnh của những hộ kinh doanh bán hàng thật, làm ăn thật trên sàn TMĐT.
Các chuyên gia tại Tọa đàm đều thống nhất rằng, dù quy mô nhỏ, hộ kinh doanh vẫn là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tiêu dùng nội địa, nhất là trong thời đại số.
Việc hỗ trợ họ chuyển đổi số, tham gia TMĐT, tuân thủ pháp luật và nâng cao năng lực cạnh tranh cần được đặt thành mục tiêu chiến lược, không thể xem nhẹ.
Nếu các chính sách không linh hoạt, không dựa trên hiểu biết thực tế, sẽ có nguy cơ đẩy hàng triệu hộ kinh doanh, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa sẽ bị bỏ lại phía sau trong cuộc chơi TMĐT.
Giới chuyên gia cho rằng, muốn hộ kinh doanh bám trụ và phát triển trong môi trường TMĐT đang biến đổi nhanh chóng, nhà nước cần có chính sách linh hoạt, sát với thực tiễn hoạt động.
“Khu vực hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn… cần được lắng nghe, thấu hiểu và tạo điều kiện. Cần thiết phải có một khung luật riêng cho hộ kinh không thể bị ép trở thành công ty thương mại chỉ vì xét theo Luật Doanh nghiệp hiện hành”, ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định.
Về vấn đề hàng giả, hàng nhái đang tấn công khu vực hộ kinh doanh, ông Phúc đề xuất: “Cần lấy ý kiến từ chính các hộ để xây dựng chính sách quản lý phù hợp. Không thể áp đặt từ trên xuống trong khi họ là người chịu thiệt hại trực tiếp từ thị trường”.
Ông Phúc cũng cảnh báo rằng, nếu không có các biện pháp hỗ trợ về mặt pháp lý và chính sách, các hộ kinh doanh sẽ ngày càng bị đẩy ra ngoài lề kinh tế chính thức - nơi nhà nước không kiểm soát được doanh thu, chất lượng hàng hóa và nguồn thu thuế.
Tin liên quan

Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới
16:36 | 13/07/2025 Thương mại điện tử

Tăng cơ hội hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới
16:19 | 11/07/2025 Thương mại điện tử

Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin
13:27 | 11/07/2025 Thương mại điện tử

Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch
15:15 | 14/07/2025 Thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Kỳ vọng lập lại trật tự kinh doanh trên nền tảng số
09:13 | 14/07/2025 Thương mại điện tử

Hơn 752.000 cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nộp thuế 1,5 nghìn tỷ đồng
08:00 | 14/07/2025 Thương mại điện tử

Hàng Việt lên sàn: Cần kết nối, cần chuẩn hóa
11:36 | 11/07/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử Đông Nam Á giảm tốc để bứt phá
16:57 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Khởi động khóa đào tạo thương mại điện tử cho người khuyết tật
16:23 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam
08:00 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số
17:05 | 09/07/2025 Thương mại điện tử

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế
17:00 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

ShopeeFood dẫn đầu thị phần giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam
15:45 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic
14:00 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử
13:16 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10
19:00 | 07/07/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ thuế: giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics