Facebook Twitter youtube Tiktok

Dữ liệu livestream bán hàng trên nền tảng số bắt buộc phải lưu trữ 3 năm

Đây là một trong những nội dung quan trọng tại dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi. Quy định này được xem là động thái theo kịp tốc độ phát triển và tính chất phức tạp của hình thức kinh doanh này.
Dữ liệu livestream bán hàng trên nền tảng số bắt buộc phải lưu trữ 3 năm
Trung tâm eComDX (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) chia sẻ các quy định pháp lý hiện hành yêu cầu các nhà bán hàng và sàn TMĐT cần tuân thủ.

Dữ liệu livestream bắt buộc phải lưu trữ 3 năm

Theo định nghĩa trong dự thảo, các mạng xã hội có tích hợp chức năng bán hàng như mở gian hàng, đặt hàng, tiếp thị liên kết hay livestream đều được xem là nền tảng TMĐT. Như vậy, các mạng xã hội như Facebook, TikTok, YouTube... nếu có hoạt động livestream bán hàng sẽ phải tuân thủ các điều kiện pháp lý tương tự như sàn TMĐT như Shopee, Lazada hay Tiki.

Theo Bộ Công Thương, việc bổ sung khung pháp lý riêng cho hình thức phát trực tiếp bán hàng là cần thiết để đảm bảo minh bạch, truy xuất được thông tin khi xảy ra tranh chấp.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong năm 2024, tổng cộng đã có 3.124 vụ vi phạm liên quan đến TMĐT bị phát hiện và xử lý, tăng 266% so với năm 2023. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm trong lĩnh vực này lên tới hơn 34 tỷ đồng, tăng 440% so với năm trước. Các vi phạm chủ yếu đến từ hành vi giả mạo thương hiệu, bán hàng không rõ nguồn gốc thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok và sàn giao dịch TMĐT.

Một trong những nội dung quan trọng được đề xuất là yêu cầu lưu trữ đầy đủ dữ liệu của các phiên livestream, bao gồm âm thanh, hình ảnh, thông tin giao dịch, hợp đồng liên quan đến hoạt động mua bán.

Theo dự thảo, tất cả các nền tảng TMĐT, bao gồm cả sàn trung gian và mạng xã hội có chức năng bán hàng, phải bảo đảm khả năng truy xuất dữ liệu và lưu trữ tối thiểu trong vòng 3 năm.

Đây được xem là một bước tiến quan trọng để tăng tính minh bạch trong TMĐT, giúp các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp và truy cứu trách nhiệm khi có dấu hiệu vi phạm.

Theo TS Khúc Đại Long (Khoa Marketing, Trường Đại học Thương mại), việc lưu trữ dữ liệu livestream là cần thiết. Thực tế đã có nhiều vụ việc bán hàng giả, hàng nhái diễn ra trên nền tảng mạng xã hội nhưng cơ quan chức năng khó khăn trong xử lý vì thiếu dữ liệu lưu trữ.

Những năm gần đây, livestream bán hàng bùng nổ tại Việt Nam, đặc biệt trên các nền tảng như: TikTok, Facebook, YouTube. Hình thức này thu hút lượng lớn người bán cá nhân và doanh nghiệp nhỏ với các ưu điểm như tiếp cận trực tiếp khách hàng, tương tác thời gian thực, tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng.

Tuy nhiên, đi kèm với đó là nhiều rủi ro: bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, không xuất hóa đơn, vi phạm quảng cáo, lừa đảo người tiêu dùng. Hiện nay, phần lớn các hoạt động livestream chưa được ràng buộc đầy đủ bởi khung pháp lý.

Cho rằng dự thảo Luật TMĐT đang đi đúng hướng trong việc điều chỉnh hoạt động livestream, nhiều chuyên gia khuyến nghị, dự thảo cần làm rõ thêm cơ chế triển khai, đặc biệt là công cụ kỹ thuật để giám sát lượng lớn dữ liệu số phát sinh mỗi ngày.

“Việc lưu dữ liệu 3 năm là hợp lý nhưng cũng sẽ tạo áp lực kỹ thuật và chi phí rất lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là startup và nền tảng nhỏ”, TS Khúc Đại Long cho biết.

Livestream bán hàng: Dữ liệu phải lưu 3 năm, nền tảng có thể bị truy trách nhiệm
Dự thảo Luật TMĐT bổ sung quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm nhằm tăng cường tính minh bạch và công bằng trong môi trường số.

Nền tảng có thể bị liên đới trách nhiệm

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng mở rộng trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu nền tảng TMĐT. Không chỉ đơn thuần gỡ sản phẩm vi phạm, nền tảng có thể bị truy trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu không kiểm duyệt đầy đủ nội dung của người bán.

Quy định này được kỳ vọng sẽ buộc các nền tảng xây dựng cơ chế giám sát nội dung, xác thực thông tin người bán và nâng cao trách nhiệm phòng ngừa gian lận thương mại.

Theo Luật sư Bùi Văn Đức (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), quy định này giúp thay đổi nhận thức của các nền tảng từ việc chỉ là trung gian sang việc cùng chịu trách nhiệm nếu có thiệt hại xảy ra.

Dự thảo cũng quy định rõ nghĩa vụ của người bán hàng trên môi trường số. Theo đó, cá nhân, tổ chức khi kinh doanh qua nền tảng TMĐT phải cung cấp đầy đủ, chính xác và minh bạch thông tin về sản phẩm, dịch vụ.

Cụ thể như: tên người bán, địa chỉ kinh doanh; giá cả, phương thức vận chuyển, thanh toán; điều kiện giao hàng. Nếu là tổ chức, cá nhân nước ngoài phải ghi rõ quốc gia, vùng lãnh thổ bằng ký tự Latinh hoặc phiên âm sang tiếng Việt.

Đồng thời, người bán phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành như: chất lượng hàng hóa, quảng cáo, thuế, bảo vệ người tiêu dùng và chuyên ngành khác có liên quan.

Dự thảo Luật TMĐT cũng bổ sung quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm nhằm tăng cường tính minh bạch và công bằng trong môi trường số. Theo đó, nghiêm cấm tổ chức, cá nhân lợi dụng danh nghĩa TMĐT để huy động vốn trái phép, lừa đảo hoặc gian dối người tiêu dùng, cũng như cung cấp thông tin sai sự thật khi làm việc với cơ quan quản lý...

Thái Hằng

Tin liên quan

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hà Nội đã và đang đẩy mạnh kênh tiêu thụ và tăng độ nhận diện sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn không chỉ giúp mở rộng thị trường mà còn tạo áp lực để các chủ thể OCOP cải tiến bao bì, truy xuất nguồn gốc, định vị thương hiệu.
Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thái Nguyên đã và đang tận dụng ưu thế của các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) để kết nối, tiêu thụ sản phẩm địa phương. Với hình thức bán hàng livestream, nhiều sản phẩm tiêu biểu của tỉnh đã đến được với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất Bộ Công Thương cắt giảm cấp phép tiền kiểm cho sàn thương mại điện tử (TMĐT) nhỏ để giảm thiểu thủ tục, thay vào đó là giám sát và kiểm tra hậu kiểm khi có dấu hiệu vi phạm.
OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

Chuyển đổi từ sản xuất thô sang chế biến sâu, kết hợp với đẩy mạnh bán hàng qua sàn thương mại điện tử (TMĐT), nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh ghi nhận tăng trưởng mạnh về doanh thu và sức tiêu thụ, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế địa phương.
Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số

Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số

Với mục tiêu không để tụt lại trong cuộc đua số, song song với việc cập nhật công nghệ AI và tuân thủ thuế số, Thanh Hóa đẩy mạnh huấn luyện kỹ năng thương mại điện tử (TMĐT) cho doanh nghiệp, hợp tác xã và thanh niên khởi nghiệp địa phương.
TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

Công ty TNHH TikiNow Smart Logistics (TikiNow) - đơn vị vận hành dịch vụ giao hàng nhanh thuộc hệ sinh thái Tiki vừa bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) xử phạt 200 triệu đồng vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh. TikiNow bị xác định đã đưa thông tin gây nhầm lẫn về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ nhằm thu hút khách hàng của đơn vị khác.
Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Giai đoạn 2020-2025, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18-25%/năm, dự kiến đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Với nền tảng đó, TMĐT Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, đạt quy mô 30 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa.
Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”

Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”

Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh yêu cầu lực lượng quản lý thị trường chủ động giám sát, theo dõi dấu hiệu vi phạm trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) và tăng cường kiểm tra đột xuất tại kho hàng, xưởng sản xuất, điểm livestream.
Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái trên mạng ngày càng gia tăng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên đang áp dụng công nghệ số, AI và big data để truy vết, phát hiện và xử lý gian lận trên thương mại điện tử (TMĐT).
Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử  và kinh doanh trên nền tảng số

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) và kinh doanh trên nền tảng số đang bùng nổ, mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế, ngành Thuế đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, góp phần bảo đảm công bằng, minh bạch trong thực thi nghĩa vụ với ngân sách của người nộp thuế.
Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg. Theo đó, Bộ Công Thương đặt trọng tâm vào phát triển thương mại điện tử (TMĐT) và chuyển đổi số, với hàng loạt hoạt động từ đào tạo, hỗ trợ kết nối nền tảng số đến mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất địa phương.
Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Theo quy định, từ ngày 1/7/2025, các sàn thương mại điện tử, nền tảng số (sàn TMĐT) phải thực hiện khấu trừ và nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Kế toán thuế Keytas, nghĩa vụ về xuất hóa đơn và trách nhiệm với các giao dịch quá khứ vẫn do người bán tự thực hiện.
Truy quét hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Luật hóa và áp dụng công nghệ

Truy quét hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Luật hóa và áp dụng công nghệ

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT), các hành vi vi phạm ngày càng khó phát hiện do lợi dụng đặc tính ẩn danh, khó truy vết và tốc độ lan truyền nhanh trên không gian mạng. Bối cảnh này buộc cơ quan chức năng phải thay đổi phương thức tiếp cận, kết hợp nghiệp vụ truyền thống và công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu giám sát, kiểm soát hành vi vi phạm.
Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Kỳ vọng lập lại trật tự kinh doanh trên nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Kỳ vọng lập lại trật tự kinh doanh trên nền tảng số

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa đồng ý đưa dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) vào Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) theo quy trình rút gọn. Với 6 nhóm chính sách và 4 mô hình kinh doanh, dự luật này được kỳ vọng sẽ lập lại kỷ cương, trật tự kinh doanh trên không gian số.
Hơn 752.000 cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nộp thuế 1,5 nghìn tỷ đồng

Hơn 752.000 cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nộp thuế 1,5 nghìn tỷ đồng

Cục Thuế cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay đã có 752.176 trường hợp là cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) đã nộp gần 1,5 nghìn tỷ đồng tiền thuế.
Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới

Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới

Trong giao dịch xuyên biên giới, trách nhiệm khai báo hải quan và sử dụng mã HS thuộc về chuyển phát nhanh hoặc đơn vị logistics. Người mua cá nhân, không có nghiệp vụ, có thể đề nghị cơ quan Hải quan xác định trước mã HS bằng cách cung cấp thông tin hàng hóa, hồ sơ.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Hải quan khu vực XX: Chuyển Công an điều tra nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận thuế

Hải quan khu vực XX: Chuyển Công an điều tra nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận thuế

Qua công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra, Chi cục Hải quan khu vực XX phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa có dấu hiệu gian lận thuế nên đã chuyển hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra Công an An Giang điều tra theo thẩm quyền.
OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

Sau hơn 5 năm triển khai chương trình OCOP, tỉnh Hà Tĩnh đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt trong việc ứng dụng TMĐT để tiêu thụ sản phẩm.
Cửa khẩu Hoành Mô áp dụng tờ khai xuất nhập cảnh từ 17/7/2025

Cửa khẩu Hoành Mô áp dụng tờ khai xuất nhập cảnh từ 17/7/2025

Cửa khẩu Hoành Mô và Lối mở Bắc Phong Sinh thuộc Cửa khẩu Hoành Mô do Chi cục Hải quan khu vực VIII quản lý.
Giấu 2kg bạc để vận chuyển trái phép qua biên giới

Giấu 2kg bạc để vận chuyển trái phép qua biên giới

Ông Nguyễn Văn Hải khai nhận vận chuyển thuê số hàng hóa trên từ một người đàn ông Trung Quốc không rõ lai lịch với mục đích đưa vào nội địa tiêu thụ.
Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ thông báo tìm chủ sở hữu hàng tồn đọng (tháng 7/2025)

Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ thông báo tìm chủ sở hữu hàng tồn đọng (tháng 7/2025)

Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ (thuộc Chi cục Hải quan khu vực III) vừa có Thông báo số 1705/TB-HQĐV ngày 18/7/2025, xác minh hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu, nhưng không có người đến nhận tại kho, bãi, cảng thuộc địa bàn hoạt động hải quan.
(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

Từ 1/3, Tổng cục Thuế đã được tổ chức lại thành Cục Thuế hiện nay, trong đó khối cơ quan Cục Thuế đã giảm từ 17 đầu mối xuống còn 12 đầu mối
(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

Từ ngày 1/7/2025, ngành Hải quan đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của các Chi cục Hải quan khu vực để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

Từ ngày 1/3/2025, Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan, trong đó khối cơ quan Cục có 12 ban và tương đương.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
Phiên bản di động