Ngành nuôi trồng thủy sản: DN “ngoại” chi phối
![]() |
DN FDI "ôm" luôn cả thị trường con giống.
Mặc dù Việt Nam là nước dẫn đầu về XK cá tra, basa, tôm, nhưng đầu vào của ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản lại do các DN “ngoại” chi phối. Không chỉ về thức ăn, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang chiếm ưu thế trong việc cung ứng con giống, thuốc cho nuôi trồng thủy sản.
“Thống lĩnh” từ thức ăn tới con giống
Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, các doanh nghiệp FDI trong ngành thủy sản như Công ty CP-Việt Nam (Thái Lan), Uni-President Việt Nam (Đài Loan-Trung Quốc), Tom Boy (Pháp)… đang nắm trong tay gần như toàn bộ thị phần thức ăn cho tôm (theo ước tính khoảng 95%). Do đang rơi vào thời điểm trái vụ nên giá thức ăn cho tôm tỷ lệ đạm 35-40% có giá 28-30.000 đồng/kg, tuy nhiên khi bước vào thời điểm chính vụ giá thức ăn có thể lên giá từ 38-42.000 đồng/kg.
Bên cạnh chi phối thị trường thức ăn chăn nuôi, trong 2 năm trở lại đây, DN FDI cũng “ôm” luôn thị trường con giống. Hiện tại thị trường tôm giống của các DN FDI đang chiếm khoảng 70% lượng nguồn cung con giống trên thị trường. Dựa trên những yếu tố trên, DN FDI nắm trong tay khả năng chi phối giá.
Trong khi đó, DN trong nước do kết hợp nhiều yếu tố, nghiên cứu chiến lược kinh doanh dài hạn, khả năng tài chính yếu kết hợp với việc thắt chặt tín dụng trong nước cũng như ít có DN chấp nhận rủi ro nên đã chịu lệ thuộc DN nước ngoài ngay trên “sân nhà”.
Theo thông tin từ Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam (VAFA), DN trong nước hiện chỉ còn làm chủ thị trường thức ăn dành cho cá tra vì đã khép kín cung ứng từ thức ăn, con giống cho đến tiêu thụ sản phẩm. Các thị phần còn lại của ngành thủy sản như tôm, cua, nhuyễn thể… phần lớn đã rơi vào tay các DN FDI như Cargill, Green Feed, New Hope, CJ Vina, Anco…
Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch VAFA cho biết, thức ăn nuôi tôm đã gần như hoàn toàn thuộc về DN FDI. “Tôm là thế mạnh bậc nhất trong XK thủy sản của Việt Nam. Diện tích nuôi tôm ngày càng mở rộng, nhu cầu thức ăn cho tôm ngày càng lớn nhưng DN trong nước không thể chen chân vào được. Hiện DN FDI đã bỏ xa DN Việt Nam trong việc sản xuất, cung cấp con giống, như giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Ước tính mỗi năm, DN FDI cung cấp hàng tỷ con tôm giống cho thị trường trong nước.
Chuyên gia kinh tế Phạm Việt Tường cho rằng, lợi nhuận mà ngành thức ăn cho thủy sản nói chung và thức ăn cho tôm nói riêng chiếm đến 80% giá thành sản phẩm. Trong khi đó, ngành thức ăn chi phí đầu vào rất thấp và đầu ra rất cao. Hiện tại giá thức ăn cho tôm chính vụ là 40-42.000 đồng/kg, còn chi phí đầu vào khoảng dưới 20.000 đồng/kg, cho nên giá trị này là khá lớn.
Không chỉ thức ăn nuôi tôm đang lệ thuộc gần như hoàn toàn vào các DN FDI, theo bà Vũ Thị Ngọc Trinh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thuốc thú y Minh Dũng, thị trường thuốc thú y, thuốc thủy sản cũng đang rơi vào tay DN FDI, họ đã chiếm hơn 90% thị phần.
Cần liên kết trong chuỗi giá trị
Việc các DN FDI vào Việt Nam để phát triển thị trường thức ăn cho tôm là một điều cần thiết bởi vì nguồn vốn của họ lớn. Ví dụ Công ty Uni-President, hiện tại đang có dự án phát triển một nhà máy thức ăn cho tôm ở Quảng Nam, vốn đầu tư 20 triệu USD. Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 2,4 triệu tấn thức ăn cho tôm, nghĩa là chúng ta cần sự đầu tư tương đương bằng nửa tỷ USD. Do vậy, dễ nhận thấy đây là nguồn vốn lớn mà không phải DN Việt Nam nào cũng làm được.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Việt Tường, khi DN FDI nắm đến 95% sản lượng thức ăn cho tôm thì họ có thể khống chế về giá, điều chỉnh về sản lượng đưa ra, thậm chí có ý đồ gây áp lực lên ngành tôm để ngưng cung cấp, khi đó chắc chắn chúng ta sẽ khốn đốn. Riêng về giá, từ đầu năm đến nay họ nâng giá đến 6-7 lần, mức tăng mỗi lần cũng là vài trăm đồng/kg. Điều này cho thấy, rất nhiều hệ lụy trong việc DN FDI nắm giữ khâu quan trọng của quá trình nuôi tôm.
Theo ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch VASEP: Một ngành sản xuất lớn như thủy sản phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn của DN FDI thì nguy cơ nông dân sẽ dần biến thành những người chăn nuôi, gia công. Rõ ràng chúng ta đang nhận lấy khâu có giá trị thấp nhất trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản.
Để khắc phục tình trạng DN FDI lấn lướt trong nhiều khâu của nuôi trồng thủy sản, ông Tường đưa ra giải pháp: “Về lâu dài chúng ta muốn nâng cao, lấy lại thị trường thì phải phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất ra yếu tố vi lượng, các loại sản phẩm pha trộn trong thức ăn cho tôm.
Các tổ chức, DN kinh doanh trong nước phải có sự gắn kết với nhau. Trong 10 năm qua, chúng ta chỉ chú ý đến khâu phát triển nuôi mà chưa chú ý đến khâu phục vụ cho chăn nuôi như con giống, thức ăn. Cho nên chúng ta đã để mất dần đi thị trường trong nước vào tay các DN nước ngoài. DN trong nước cần xoay chuyển tình thế bằng cách phối hợp, gắn bó, phân công nhau trong chuỗi giá trị, từ người sản xuất thức ăn, người sản xuất tôm giống, người chăn nuôi, người chế biến đến người XK sao cho hợp lý. Nếu không có sự bắt đầu thì khó có sự phát triển trong tương lai”.
Hồng Nụ
Tin liên quan

EVN tăng giá điện, doanh nghiệp đau đầu tìm giải pháp
12:07 | 17/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Vinamilk tiếp sức “Búp măng non” viết tiếp hành trình cháu ngoan Bác Hồ
10:52 | 17/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

35.000 tỷ đồng vốn ưu đãi từ HDBank – Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số
20:53 | 16/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Đồng Nai kiên định với chiến lược thu hút FDI có chọn lọc
20:45 | 16/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vedan trao tặng nhà "tình nghĩa Quân-Dân"
11:34 | 16/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số
11:06 | 16/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Nhiều chính sách đột phá hỗ trợ phát triển kinh tế
22:24 | 15/05/2025 Nhịp sống thị trường

Phát triển chuỗi cung ứng xanh không còn là câu chuyện của tương lai
22:16 | 15/05/2025 Nhịp sống thị trường

Sáp nhập tỉnh, “đòn bẩy" giúp thị trường bất động sản Vùng Thủ đô cất cánh
20:15 | 15/05/2025 Nhịp sống thị trường

Ngân hàng Nhà nước siết quản lý thị trường vàng tại TP. Hồ Chí Minh
18:49 | 15/05/2025 Nhịp sống thị trường

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng
15:39 | 15/05/2025 Nhịp sống thị trường

Chương trình photo tour Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An 2025
10:27 | 15/05/2025 Nhịp sống thị trường

Đoàn Bộ Tài chính làm việc với Intel và Meta thúc đẩy hợp tác về AI và bán dẫn
10:23 | 15/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hoàn thuế nộp thừa với mặt hàng ngô hạt và khô dầu đậu tương

Hải quan khu vực III thực hiện thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro năm 2025

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

Gần 9 triệu USD từ xuất khẩu nông sản tươi qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái trong nửa đầu tháng 5/2025

Hải quan Khu vực II: Chú trọng kiểm tra cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III thực hiện thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro năm 2025

Gần 9 triệu USD từ xuất khẩu nông sản tươi qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái trong nửa đầu tháng 5/2025

Hải quan Khu vực II: Chú trọng kiểm tra cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu

Nhiều rủi ro khi một doanh nghiệp lại có hai hệ thống sổ sách kế toán

Chung kết Festival Hải quan 2025: Chuẩn bị hành trang, kỹ năng kiến thức thực tiễn cho sinh viên

Chi bộ Hải quan KCX và KCN Hải Phòng lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao

Sửa Thông tư về xuất khẩu gạo: Cắt gọn thủ tục, tăng hiệu quả quản lý

Doanh nghiệp Việt chịu thuế 0,76% trong vụ điều tra sản phẩm đúc bằng sợi

Lào Cai: Triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho xuất khẩu vải thiều

Hội đàm lần thứ 14 giữa Văn phòng thường trực Cao Bằng và Tổ công tác liên hợp Quảng Tây

Bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để xuất khẩu vào Australia

Cuộc đua nước rút đầy bất định của ngành dệt may

Từ 15/5 mở đợt tấn công cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc

Hải quan cửa khẩu quốc tế Nam Giang phối hợp bắt vụ vận chuyển trái phép 38 bánh ma túy

Khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Công ty Hoàng Long

Công an điều tra vụ bóc bao bì, cạo nhãn mác gần 8 tấn thực phẩm

Triệt phá đường dây buôn lậu dầu "tạm nhập tái xuất"

Trùm buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia lĩnh án 7 năm tù

Hoàn thuế nộp thừa với mặt hàng ngô hạt và khô dầu đậu tương

Nhiều rủi ro khi một doanh nghiệp lại có hai hệ thống sổ sách kế toán

TP. Hồ Chí Minh: Gỡ vướng, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

Công ty Fujikura Automotive bị tạm đình chỉ doanh nghiệp ưu tiên

"Không để Việt Nam thành nơi chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lẩn tránh thuế"
