Cà phê Việt giữ lợi thế giữa xoáy chuyển toàn cầu
![]() |
Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 5/2025 đạt gần 860 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. |
Bứt tốc trên đỉnh cao mới
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam đã chạm mốc kỷ lục 4,7 tỷ USD.
Con số này cho thấy một bước tiến vượt bậc, khi kim ngạch tăng tới 62,3% so với cùng kỳ năm trước (2024), dù lượng xuất khẩu giảm nhẹ 0,6%.
Đáng chú ý, chỉ riêng trong tháng 5 năm 2025, xuất khẩu đạt gần 860 triệu USD, tăng gần 2,2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Động lực chính cho sự tăng trưởng phi mã này đến từ mức giá xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2025 đạt 5.709 USD/tấn – cao nhất từ trước đến nay, tăng 63,2% so với cùng kỳ năm trước.
Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục là thị trường "khách sộp" nhất, chiếm tới 44% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025, với hơn 2 tỷ USD thu về. Xuất khẩu sang EU tăng mạnh 81,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Đức, Italy, Tây Ban Nha là ba thị trường dẫn đầu về nhập khẩu, với kim ngạch lần lượt đạt 765,1 triệu USD, 371,9 triệu USD và 348,1 triệu USD, tăng tương ứng 79,3%, 31,9% và 29,9%.
Cùng với đó, thị trường Mỹ cũng tăng trưởng mạnh mẽ với kim ngạch gần 299 triệu USD, tăng 72,4%. Đáng chú ý, trong khoảng 2 tháng trở lại đây, xuất khẩu cà phê sang Mỹ liên tục tăng mạnh, có thể do các nhà nhập khẩu đẩy mạnh mua vào trước thời điểm áp dụng mức thuế quan mới.
Không chỉ các thị trường truyền thống, cà phê Việt Nam còn "ghi điểm" tại một số thị trường mới nổi như Algeria (tăng gấp 2 lần), Mexico (tăng 39 lần) và Nam Phi (tăng hơn 17 lần), cho thấy tiềm năng mở rộng đáng kể. Với đà tăng trưởng ấn tượng này, ngành cà phê Việt Nam hoàn toàn có thể sớm vượt mốc 5,6 tỷ USD đã đạt được trong cả năm 2024 và được kỳ vọng đạt 7 tỷ USD vào năm 2025.
Lợi thế cạnh tranh lan rộng từ chứng nhận xanh
Giữa bối cảnh toàn cầu hóa, lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam đang được củng cố mạnh mẽ nhờ những yếu tố "xanh" và bền vững. Ủy ban châu Âu (EC) đã phân loại Việt Nam vào nhóm "rủi ro thấp" trong khuôn khổ Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU. Điều này đồng nghĩa với việc các sản phẩm nông – lâm nghiệp của Việt Nam, bao gồm cà phê, sẽ được coi là ít rủi ro liên quan đến phá rừng khi xuất khẩu sang thị trường khó tính này. Theo đánh giá của EC, các quốc gia thuộc nhóm “rủi ro thấp” sẽ được áp dụng quy trình kiểm soát đơn giản hơn, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và xuất khẩu.
Đây là một lợi thế đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh lớn như Brazil và Indonesia, vốn chỉ được xếp vào nhóm "rủi ro tiêu chuẩn" với mức độ kiểm soát trung bình. Phân loại này không chỉ giúp cà phê Việt Nam dễ dàng tiếp cận EU mà còn khẳng định cam kết về sản xuất bền vững, nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Giữa vòng xoáy toàn cầu: Thách thức và triển vọng
Dù đạt thành tích xuất khẩu kỷ lục, ngành cà phê Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức từ thị trường toàn cầu. Những rủi ro lớn hiện nay gồm chính sách thuế quan từ Mỹ và xu hướng giảm giá cà phê.
Trong phiên giao dịch kết thúc ngày 11/6, giá robusta kỳ hạn tháng 7/2025 trên sàn London giảm mạnh 15,6% so với một tháng trước, xuống còn 4.409 USD/tấn – hướng đến tuần giảm thứ 7 liên tiếp. Trên sàn New York, giá arabica cùng kỳ hạn cũng giảm 8,4%, còn 355,05 US cent/pound. Tại thị trường nội địa, giá cà phê Tây Nguyên trong ngày 11/6 chỉ dao động quanh mức 112.000 – 112.800 đồng/kg – thấp nhất kể từ giữa tháng 11/2024, giảm 12% trong vòng một tháng.
Tuy nhiên, đến ngày 13/6, thị trường ghi nhận những tín hiệu tích cực trở lại. Giá cà phê nội địa tăng thêm 800–1.000 đồng/kg, lên mức 112.300–113.000 đồng/kg, trong đó Đắk Nông ghi nhận mức cao nhất. Đà hồi phục này được hỗ trợ bởi giá robusta trên sàn London tăng nhẹ lên 4.397 USD/tấn, nhờ tồn kho giảm và hoạt động mua bù thiếu (short-covering). Cụ thể, lượng tồn kho robusta giám sát bởi ICE giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần, còn 5.184 lô.
Dù vậy, đà tăng vẫn chịu áp lực do nguồn cung toàn cầu tiếp tục dồi dào. Brazil và Indonesia – hai nhà xuất khẩu lớn – đang bước vào vụ thu hoạch với tiến độ thuận lợi. Tại Brazil, tính đến 4/6, khoảng 28% sản lượng cà phê niên vụ 2025–2026 đã được thu hoạch, không bị gián đoạn bởi các đợt mưa ở bang Minas Gerais.
Dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy sản lượng cà phê Brazil năm nay sẽ đạt 65 triệu bao, tăng 0,5% so với vụ trước. Việt Nam cũng được dự báo tăng 6,9%, lên 31 triệu bao; Indonesia tăng 5,1%, đạt 11,25 triệu bao; Honduras tăng 5,1%, đạt 5,8 triệu bao.
Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE) ước tính sản lượng cà phê nước này năm 2025 ở mức 55,3 triệu bao, tăng 0,5% so với tháng trước nhưng giảm 3,1% so với năm 2024 do sản lượng arabica sụt giảm trong chu kỳ hai năm/lần. Trong đó, arabica đạt 37,2 triệu bao (giảm 7% so với năm 2024); robusta đạt 18,1 triệu bao (tăng 5,9%).
Trước áp lực nguồn cung, giá cà phê toàn cầu có thể tiếp tục giảm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), triển vọng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tích cực. Với lợi thế được xếp vào nhóm "rủi ro thấp" theo Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU, cà phê Việt Nam có cơ hội duy trì đà tăng trưởng ổn định. Mục tiêu kim ngạch 7 tỷ USD vào năm 2025 không chỉ là một cột mốc tham vọng, mà còn là minh chứng cho sức bật, năng lực cạnh tranh và khả năng thích ứng của ngành cà phê Việt giữa xoáy chuyển toàn cầu.
Tin liên quan

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch
10:21 | 04/07/2025 Xu hướng

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam
08:34 | 04/07/2025 Xu hướng

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
21:00 | 02/07/2025 Xu hướng

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?
20:49 | 02/07/2025 Xu hướng

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
12:30 | 28/06/2025 Xu hướng

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững
10:22 | 28/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ
11:02 | 27/06/2025 Xu hướng

Cơ hội bứt phá của cá tra Việt khi Hoa Kỳ áp mức thuế 0%
14:13 | 26/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thế nào để xuất khẩu bền vững vào Nhật Bản?
11:54 | 25/06/2025 Xu hướng

Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ tăng vọt, nhưng vẫn lo ngại thuế đối ứng
14:17 | 24/06/2025 Xu hướng

Quy định mới về danh mục hàng hóa nhập khẩu với cư dân biên giới
10:26 | 24/06/2025 Xu hướng
Tin mới

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Chống hàng giả hàng nhái: Phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics