"Lực hút" của châu Á
Mạng lưới Đường cao tốc ở châu Á |
Châu Á đang sở hữu rất nhiều nền kinh tế mới nổi, trong đó có Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ... Tại đây, vấn đề an ninh khu vực được giải quyết thông qua các cấu trúc khu vực khác nhau như Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội Nghị cấp cao Đông Á (EAS) không chính thức, bao gồm cả Australia, New Zealand, Nga và Mỹ.
Châu Á có dân số lục địa rất lớn (chiếm 59,7% tổng dân số thế giới), với mật độ dân số cao nhất hành tinh (143 người/km2) và nhân công tương đối rẻ, dẫn đến sự dịch chuyển sản xuất từ phương Tây sang châu Á. Mật độ dân số cũng ảnh hưởng đến thị trường hàng hoá sản xuất.
Trong lĩnh vực hàng hải, châu Á có các cơ chế như Hội thảo Hải quân Ấn Độ Dương (IONS) và Hiệp định hợp tác khu vực chống cướp biển và cướp có vũ trang (ReCAAP) đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề an ninh hàng hải.
Về ảnh hưởng chính trị quốc tế, châu Á có một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đó là Trung Quốc, trong khi Nhật Bản và Ấn Độ là hai ứng cử viên cho vị trí thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.
Tuy nhiên, hiện khủng bố vẫn là một vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi cách tiếp cận chuyên sâu ở châu lục này. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang suy yếu, nhưng việc tuyển mộ thành viên toàn cầu và các biện pháp đối phó tập thể yếu kém là mối lo ngại trong tương lai. Bên cạnh đó, châu Á còn đối mặt với nạn cướp biển, ảnh hưởng đến tự do hàng hải, khai thác tài nguyên năng lượng và khoáng sản dưới đáy biển.
Dẫu vậy, đại dịch Covid-19 đã làm nổi bật nhu cầu về chuỗi cung ứng thay thế và bền vững, giúp làm nổi bật 3 cấu trúc gồm: chuỗi cung ứng hiện tại, chuỗi cung ứng thay thế và chuỗi cung ứng tiềm năng. Do đó, tăng trưởng ở châu Á vẫn ở chế độ phục hồi vào năm 2022, nhưng khu vực này sẽ tiếp tục vượt xa phần còn lại của thế giới.
Trong khi đó, sự phát triển của các công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, 5G, blockchain, nâng cao tự động hoá và in 3D) sẽ làm thay đổi hoàn toàn cán cân cung và cầu.
Nền kinh tế xanh và nhu cầu sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sẽ có ý nghĩa then chốt. Điều này có nghĩa là các loại tài nguyên mới trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất và phân phối sẽ là những động lực tăng trưởng mới ở châu Á.
Giới phân tích khẳng định Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) và Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ giúp xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia trên khắp châu Á. Với việc hoàn thành mạng lưới Đường cao tốc châu Á và Đường sắt xuyên Á, tính di động và thương mại trong lục địa này sẽ có được một sự thúc đẩy đáng kể. Với tỷ lệ trình độ học vấn ngày càng tăng, lĩnh vực dịch vụ của châu Á có thể sẽ phát triển trong tương lai gần.
Tất cả những điều này cho thấy rõ ràng châu Á vẫn đang là một thị trường, với những lực hút hấp dẫn của thế giới. Hiện "trái bóng" đang ở phía châu Á, điều quan trọng là châu lục này sẽ đón nhận thế giới bên ngoài như thế nào.
Tin liên quan
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
Jaecoo J7 ICE: Sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics