Vai trò then chốt của châu Á trong thế giới đa cực
Hội nghị thượng đỉnh về phối hợp hành động và xây dựng niềm tin ở châu Á (CICA) lần thứ 6. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN |
Nhận định “Tương lai thế giới sẽ thuộc về châu Á” là hoàn toàn có cơ sở khi nhìn vào tốc độ phát triển trung bình của châu Á nói chung trong 10 năm qua với những bước tiến nhảy vọt cả về lượng và chất. Quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất thế giới như Nga, các quốc gia có dân số khổng lồ như Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, Trung Á và Trung Đông đã dần thoát khỏi tình trạng là các nước cung cấp nguyên-nhiên liệu điển hình cho Mỹ và phương Tây để đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ số và các công nghệ mới. Họ không còn là các quốc gia khai thác và bán tài nguyên của mình với giá rẻ.
Chuyên gia về quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long nói: “Hiện giờ, các nước ‘cung cấp nguyên liệu điển hình’ ấy đã tìm lại được sức mạnh của mình nhờ sự tiếp thu và phát triển khoa học và công nghệ hiện đại, nhờ chính sách phát triển kinh tế-xã hội mềm dẻo, linh hoạt, hiệu quả. Quan trọng hơn cả là nhờ phát huy các yếu tố truyền thống của mỗi dân tộc cũng như các kênh giao lưu để thống nhất trong sự khác biệt. Chính những yếu tố đó đã làm cho họ tìm được tiếng nói chung và trở nên mạnh mẽ, đóng vai trò là những trụ cột vững chắc trong thế giới đa cực đang hình thành”.
Khi những trung tâm quyền lực mới đang được hình thành ở châu Á với bộ ba dẫn đầu là Trung Quốc-Nga-Ấn Độ, có thể nói rằng quân sự không còn là bệ đỡ duy nhất cho chính trị, mà các lĩnh vực khác như kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội, phát triển con người... đều trở thành những trụ cột căn bản của hệ thống chính trị ở các quốc gia, là những “cái chiêng” lớn để nền ngoại giao của các nước đang phát triển cất lên tiếng nói có trọng lượng của họ trên trường quốc tế. Tổng thống Putin nhấn mạnh tại CICA: “Các nước châu Á là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế thế giới. Tại đây, các tổ chức hội nhập như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Liên minh Kinh tế Á-Âu đang hoạt động năng động và có kết quả tốt. Nga cũng tham gia tích cực vào các quá trình này. Chúng tôi ủng hộ sự phát triển và thịnh vượng của châu Á, và vì mục tiêu này xây dựng một không gian rộng mở cho hợp tác thương mại và đầu tư cùng có lợi, nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế”.
Tin liên quan
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
Tăng trưởng 2 con số, Viettel nộp ngân sách nhà nước 44,3 nghìn tỷ đồng
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics