Triển vọng tăng trưởng tại các thị trường mới nổi của châu Á
Việt Nam là cửa ngõ tiến vào thị trường châu Á - Thái Bình Dương | |
Kỳ vọng Fed tăng lãi suất tác động mạnh đến thị trường tài chính Mỹ | |
Xuất khẩu cua, ghẹ tăng trưởng ở nhiều thị trường lớn |
Tương lai tươi sáng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển |
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nền kinh tế đã "vượt bão" thành công và ngày càng có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm đến triển vọng tăng trưởng dài hạn.
Không phải ngẫu nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ tăng trưởng nhanh hơn 28% so với mức trung bình của toàn cầu trong năm nay và nhanh gấp đôi so với mức trung bình của năm 2023. Theo giới phân tích, khả năng quản lý an toàn vĩ mô của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ngày càng tốt hơn trong những năm qua. Nhìn chung, những nền kinh tế này đã kiểm soát vấn đề nợ một cách cẩn trọng để đề phòng kịch bản khủng hoảng châu Á hồi năm 1997 quay lại. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đã thả nổi đồng tiền tệ và xây dựng bộ dự trữ ngoại hối, tạo ra một hệ thống có khả năng hỗ trợ lẫn nhau bằng cách giảm bớt rào cản thương mại thông qua các hiệp định khu vực.
Bên cạnh đó, phải kể tới sự thay đổi lớn về hình dạng kinh tế toàn cầu. 10 năm trước đây, vai trò kinh tế của các thị trường mới nổi phần lớn chỉ giới hạn ở khâu cung cấp lao động và hàng hóa giá rẻ cho các nền kinh tế phát triển, song nhiều năm tăng trưởng liên tục đã biến các thị trường này trở thành một lực lượng tiêu dùng toàn cầu theo đúng nghĩa. Mức tiêu thụ của các thị trường mới nổi đã tăng gần gấp ba lần trong 12 năm qua, hiện lên tới khoảng 34.000 tỷ USD – tương đương 47% mức tiêu thụ toàn cầu. Điều đó có nghĩa là những quốc gia này chịu ít áp lực từ các điều kiện bất ổn kinh tế hơn so với các nền kinh tế phát triển.
Do đó, một số nền kinh tế mới nổi hoạt động tốt hơn những nền kinh tế khác. Khu vực Mỹ Latinh đã lường trước được sự bùng phát của lạm phát hiện nay và bắt đầu tăng lãi suất từ gần 1 năm trước, giúp đưa khu vực này vào vị thế vững chắc như hiện nay. Ngoài ra, các thành viên thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh của Trung Đông cũng ứng phó tốt, một phần nhờ vào giá năng lượng cao.
Trong khi đó, khu vực châu Á cũng cho thấy đã học được nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Các nền kinh tế của châu lục hiện có dự trữ ngoại hối lớn, nợ ngoại tệ ít hơn và khả năng tiếp cận thị trường vốn cởi mở hơn. Họ cũng rất cố gắng để dỡ bỏ các rào cản thương mại nội vùng và đang gặt hái thành quả dưới dạng lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn.
Trong bối cảnh kinh tế tụt dốc toàn cầu, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) gần đây đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 của khu vực Đông Nam Á lên 5%, giữa lúc nhiều nền kinh tế khác đang cảm nhận sức nóng từ bối cảnh vĩ mô toàn cầu rất biến động và không chắc chắn.
Tuy nhiên, triển vọng lạc quan trong dài hạn ở các thị trường mới nổi không làm mờ đi những thách thức mà họ phải đối mặt. Cụ thể, việc thắt chặt định lượng sẽ khiến vốn trở nên đắt và khó tiếp cận hơn, gây áp lực lên các quốc gia có gánh nặng nợ lớn - đặc biệt là các khoản vay bằng đồng USD - hoặc những quốc gia đang ghi nhận thâm hụt lớn. Từ góc độ kinh tế, phần lớn rủi ro địa chính trị tại các thị trường mới nổi nằm ở khả năng gia tăng rào cản thương mại. Ngoài ra, thành công của hầu hết các thị trường mới nổi sẽ phụ thuộc vào triển vọng thương mại toàn cầu.
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics