Khi mạng xã hội dẫn dắt hành vi tiêu dùng online
Cầu thật, cầu ảo Niềm tin người tiêu dùng – “rào cản" của thương mại điện tử |
![]() |
MXH thao túng niềm tin bằng lượt like. Nguồn: Internet |
Thị trường sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là nhóm thực phẩm chức năng (TPCN), với quy mô đạt khoảng 2,4 tỷ USD từ năm 2022 và dự kiến tăng trưởng 7% mỗi năm đến 2028 (Euromonitor).
Sự phát triển này kéo theo làn sóng thảo luận sôi nổi trên MXH, với gần 56 triệu lượt trao đổi trong một năm qua (Buzzmetrics). Các nền tảng như TikTok, Facebook, YouTube không chỉ để giải trí mà còn là nơi người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, tìm kiếm thông tin sức khỏe.
Theo NielsenIQ, 70% người thuộc nhóm chi tiêu thận trọng và phục hồi tiêu dùng dựa vào MXH để quyết định mua sắm sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, môi trường này đang bị “nhiễu loạn” bởi các Online Seller - những cá nhân hoặc đơn vị bán hàng trực tuyến chiếm tỷ lệ thảo luận lớn nhất trên MXH. Họ thường xuyên đăng tải nội dung quảng bá sai lệch, sử dụng các cụm từ thu hút như “thần dược”, “trị khỏi sau 7 ngày” mà không có cơ sở khoa học.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các KOLs và KOCs cũng tạo nên một làn sóng mới, thu hút sự chú ý và tương tác từ người dùng đối với sản phẩm chăm sóc sức khoẻ.
![]() |
Trong những thảo luận về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trên MXH, nhóm Online Seller chiếm đa số về tỷ trọng. Nguồn: Buzzmetrics |
Không ít trường hợp quảng bá TPCN nhưng lại gắn mác điều trị bệnh, vi phạm quy định pháp luật và gây hiểu lầm nghiêm trọng. Không ít NTD bị cuốn vào các hội nhóm “review sản phẩm”, nơi các Online Seller hoạt động trá hình và tạo niềm tin giả tạo.
Theo quy định, TPCN và thiết bị y tế phải có chứng nhận an toàn và không được quảng cáo như thuốc điều trị. Tuy nhiên, trên môi trường mạng, nhiều cá nhân hoạt động tự phát, không đăng ký kinh doanh, khiến việc kiểm soát gặp khó khăn.
Tình trạng này đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về siết chặt kiểm soát thông tin và quảng cáo trên các nền tảng số, sàn TMĐT.
Đề xuất sửa Luật, tăng chế tài xử phạt
Trước tình trạng thông tin sai lệch, gây nhiễu loạn trên MXH và sàn TMĐT ngày càng gia tăng, các chuyên gia và cơ quan chức năng kêu gọi tăng cường hậu kiểm và siết chặt kiểm soát quảng cáo, đặc biệt đối với Online Seller.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, ngày 17/4/2025, Bộ Y tế đã có Công văn số 2310/BYT-ATTP yêu cầu các bệnh viện, viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam... không để bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo TPCN, nhằm tránh gây hiểu lầm cho NTD.
Trước đó, ngày 27/3/2025, tại buổi làm việc giữa Bộ Y tế và Bộ Công an, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh cần nâng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm và sửa đổi quy định liên quan để vừa đơn giản thủ tục, vừa siết chất lượng. Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long cũng đồng tình với việc bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật, trong đó có Luật An toàn thực phẩm và Bộ luật Hình sự.
Đáng chú ý, sau khi phát hiện trên một số sàn giao dịch TMĐT, website, MXH đang kinh doanh, quảng cáo 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chất cấm sibutramine: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen, ngày 3/5/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu 63 tỉnh/thành phố giám sát, thu hồi 2 sản phẩm nêu trên.
![]() |
Tổng quan diễn biến thảo luận về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp trên MXH. Nguồn: Buzzmetrics |
Cùng với đó, Cục này cũng đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp rà soát, xử lý thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vi phạm đang được kinh doanh, quảng cáo trên môi trường mạng nhằm đảm bảo quyền lợi và sức khỏe NTD, cụ thể:
Đề nghị Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tháo gỡ nội dung quảng cáo các sản phẩm vi phạm trên các nền tảng, sàn TMĐT; tăng cường quản lý các sàn TMĐT, không để các sản phẩm giả, đã bị thu hồi được bán trên các sàn giao dịch TMĐT.
Đề nghị Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) tháo gỡ nội dung quảng cáo các sản phẩm nêu trên trên các webiste, đồng thời yêu cầu facebook, youtube xem xét, tháo gỡ, đóng các quảng cáo sản phẩm vi phạm.
Đề nghị Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tăng cường công tác QLTT; kiểm soát việc lưu hành các sản phẩm vi phạm nêu trên, kịp thời xử lý các hành vi kinh đoanh hàng hoá nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ theo quy định.
Trong năm 2024 và đầu năm 2025, hàng loạt vi phạm liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý, cụ thể: Trong năm 2024, lực lượng QLTT phát hiện và xử lý 5.430 vụ vi phạm liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chuyển cơ quan điều tra 102 vụ, xử phạt hành chính hàng trăm tỷ đồng. Liên quan đến TMĐT, xử lý 3.124 vụ vi phạm, tăng 266% so với năm 2023. Đầu năm 2025, QLTT Hà Nội phát hiện 84 hộp TPCN chứa chất cấm Sibutramine và Cyproheptadin cùng hơn 2.000 viên TPCN giả được quảng cáo hỗ trợ giảm cân. Sibutramine là chất bị cấm do có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Bộ Công an đã khởi tố nhiều đối tượng trong đường dây sản xuất sữa giả tại hai công ty Rance Pharma và Hacofood Group. Qua khám xét, thu giữ 84 loại sản phẩm và hơn 26.000 lon sữa bột, trong đó có 12 sản phẩm có chất lượng dưới 70% tiêu chuẩn công bố, bị xác định là hàng giả. Hiện công an tiếp tục điều tra thêm 72 nhãn hiệu sản phẩm khác... |
Tin liên quan

Thương mại điện tử Đông Nam Á giảm tốc để bứt phá
16:57 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Khởi động khóa đào tạo thương mại điện tử cho người khuyết tật
16:23 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số
17:05 | 09/07/2025 Thương mại điện tử

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế
17:00 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

ShopeeFood dẫn đầu thị phần giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam
15:45 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic
14:00 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử
13:16 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10
19:00 | 07/07/2025 Thương mại điện tử

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử
10:52 | 07/07/2025 Thương mại điện tử

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số
09:56 | 07/07/2025 Thương mại điện tử

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ
17:37 | 05/07/2025 Thương mại điện tử

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin
09:00 | 05/07/2025 Thương mại điện tử

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật
10:14 | 04/07/2025 Thương mại điện tử

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm
09:00 | 04/07/2025 Thương mại điện tử

Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử
10:07 | 03/07/2025 Thương mại điện tử

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử
08:27 | 03/07/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách đạt trên 1.180.000 tỷ đồng

Giao dịch phân khúc bất động sản gắn liền với đất ghi nhận sự tăng trưởng tích cực

Hải quan khu vực VII bám sát địa bàn ngăn chặn hàng lậu từ biên giới

Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả

Chi cục Hải quan khu vực XVIII công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn