Facebook Twitter youtube Tiktok

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Trao đổi với Tạp chí Kinh tế - Tài chính, ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam nhấn mạnh, trong phòng, chống kinh doanh hàng giả, vai trò của sàn là đơn vị hỗ trợ, cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình kiểm tra và điều tra. Để ngăn chặn việc kinh doanh hàng giả qua sàn TMĐT, cần kiểm soát chặt chẽ các giao dịch trên sàn bằng công nghệ.
Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng Bài 1: Mua "hàng hiệu" dễ như mua rau trên sàn thương mại điện tử Bài 3: Mỗi cú click - Một lần đánh cược lòng tin của người tiêu dùng Bài 4: Chặn hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Cần hành lang pháp lý đủ mạnh Bài 5: Hình thành “lá chắn” hiệu quả trong cuộc chiến chống hàng giả trên sàn
Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử
Ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.

Thưa ông, hiện nay kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng tồn tại khá công khai trên các sàn TMĐT. Theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Đây là vấn đề không mới nhưng ngày càng diễn biến phức tạp và có nhiều nguyên nhân đan xen. Trước hết, nguyên nhân xuất phát từ chính các nhà sản xuất. Không ít doanh nghiệp đã tham gia sản xuất các sản phẩm giá rẻ, cạnh tranh không lành mạnh để dễ dàng len lỏi vào thị trường.

Bên cạnh nguồn hàng trong nước, rất nhiều hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài vào. Trong đó không ít là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản xuất nhái các thương hiệu nổi tiếng đang có trên thị trường, có khả năng cạnh tranh không lành mạnh.

Các sản phẩm này không chỉ xuất hiện ở một vài địa phương, mà đã có mặt rộng khắp, đặc biệt là ở các thành phố lớn – nơi có mật độ tiêu dùng cao.

Do đó, công tác kiểm soát của chúng ta cần phải có sự chấn chỉnh để đảm bảo các hàng hóa này không hiện diện ở tất cả mọi nơi, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Bởi, khi đã hiện diện, các sản phẩm giả sẽ được phân phối ra thị trường qua các chợ truyền thống, các cửa hàng và phân phối qua nền tảng TMĐT là rất phổ biến.

Điều đáng lo ngại là trong nhiều trường hợp cả người bán và người tiêu dùng nhiều khi đều không thể nhận biết được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.

Trên thực tế đã có tình huống có những sản phẩm nhái tinh vi đến mức sản phẩm giả giống gần như hoàn toàn sản phẩm thật, phải trưng cầu giám định cơ quan giám định chuyên môn mới xác định được.

Tuy nhiên, có thực tế là dù biết sản phẩm là hàng giả, nhưng người tiêu dùng vẫn dễ dàng chấp nhận. Và cũng có những người mua nhầm do thiếu thông tin, thiếu kỹ năng phân biệt. Thậm chí, dù biết là hàng giả, hàng nhái song người bán vẫn phân phối tới người tiêu dùng.

Như vậy, có thể nói, cả nhận thức của người tiêu dùng, của doanh nghiệp cũng như nhận thức của hệ thống phân phối cần phải được nâng cao. Song song với đó, cần siết chặt việc kiểm tra, truy xuất nguồn gốc hàng hóa trên các sàn TMĐT để đảm bảo việc kinh doanh trên hệ thống TMĐT văn minh hơn.

Nếu coi sàn TMĐT là một cái chợ, theo ông có nên có cơ chế để sàn phải có cam kết, có cơ chế để phối hợp siết chặt quản lý tình trạng chào bán hàng giả, hàng kém chất lượng?

Sàn TMĐT là một cái chợ hiện đại hơn so với chợ truyền thống. Do đó, ngay từ khi một cá nhân hay tổ chức bước vào đăng ký bán hàng trên sàn, họ đã phải ký hợp đồng cam kết về việc không buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tuy nhiên, như chúng ta thấy, việc kiểm soát người bán tuân thủ những cam kết đó cũng gặp rất nhiều khó khăn. Có những người khi đăng ký cung cấp đầy đủ giấy tờ hợp lệ, bán hàng thật trong một thời gian, nhưng sau đó lại xen lẫn hàng giả vào quá trình kinh doanh. Điều này khiến việc kiểm soát trở nên phức tạp.

Tuy vậy, so với chợ truyền thống, sàn TMĐT vẫn có ưu thế trong việc quản lý người bán.

Điều tiết NSTW hưởng 100% đối với số thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số. 	Ảnh: H.Anh
Việc định danh người bán trên sàn TMĐT thuận lợi hơn nhiều so với chợ truyền thống. Ảnh: Thu Hiền.

Việc định danh người bán trên sàn TMĐT thuận lợi hơn nhiều so với chợ truyền thống và cửa hàng ở ngoài đời thường, vì mỗi giao dịch đều có thông tin định danh cụ thể, chúng ta biết chính xác người bán là ai và có thể truy cứu trách nhiệm.

Bằng chứng là trong thời gian qua, thông qua TMĐT, chúng ta đã tìm ra rất nhiều người bán kinh doanh hàng giả và đã truy cứu trách nhiệm. Điều đó cho thấy rằng, việc giám sát và xử lý vi phạm là hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, môi trường kinh doanh trực tuyến là một hệ sinh thái rộng lớn, có sự thay đổi liên tục và diễn ra với tốc độ rất nhanh. Chính vì vậy, việc kiểm soát toàn bộ quy trình, từ lúc đăng sản phẩm, tiếp thị cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng là một thách thức không nhỏ đối với các sàn.

Chính vì vậy, việc xác định trách nhiệm liên đới của sàn TMĐT trong mỗi trường hợp vi phạm là một vấn đề không đơn giản. Có những tình huống mà chính người bán cũng không biết sản phẩm mình đang bán là hàng giả – điều này càng khiến việc kiểm soát từ phía sàn trở nên khó khăn hơn.

Trong bối cảnh đó, theo ông, các sàn TMĐT cần có sự quản lý và kết nối như thế nào đối với các cơ quan quản lý?

Về nguyên tắc, trách nhiệm của sàn TMĐT cũng tương tự như trách nhiệm của Ban quản lý chợ trong mô hình truyền thống.

Họ là đơn vị trung gian, quản lý không gian giao thương và có nghĩa vụ theo dõi, cảnh báo các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là những nghi vấn liên quan đến hàng giả. Khi phát hiện dấu hiệu nghi vấn, sàn phải nhanh chóng chuyển thông tin tới cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Điều cần nhấn mạnh là, chỉ các cơ quan quản lý thị trường mới có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực này và chỉ cơ quan công an mới có quyền tiến hành xử lý các vụ việc vi phạm nghiêm trọng mang yếu tố hình sự.

Do đó, vai trò của sàn TMĐT ở đây là đơn vị hỗ trợ, cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình kiểm tra và điều tra.

Để thực hiện tốt vai trò đó, các sàn cần đầu tư vào hệ thống công nghệ giám sát thông minh để phát hiện hành vi bất thường trong các giao dịch. Những cảnh báo tự động này có thể trở thành nguồn dữ liệu đầu mối quan trọng để chuyển đến các cơ quan chức năng.

thương mại điện tử
Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử. Ảnh: Thu Hiền.

Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận rằng các cơ quan quản lý hiện nay cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, nhất là trong bối cảnh thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, giảm gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp.

Quy định hiện hành chỉ cho phép kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất tối đa một lần mỗi năm đối với một doanh nghiệp, việc thanh – kiểm tra thường xuyên là không khả thi. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu đáng ngờ, cơ quan chức năng mới có thể can thiệp bằng biện pháp kiểm tra đột xuất.

Vì vậy, sự hỗ trợ kịp thời và chủ động từ phía các sàn TMĐT thông qua việc phát hiện sớm, thu thập và cung cấp bằng chứng sẽ là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý vi phạm trong thương mại số.

Theo ông, chúng ta cần có những giải pháp như thế nào để minh bạch hóa thị trường, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp?

Theo tôi, vấn đề then chốt đầu tiên cần thực hiện là định danh đầy đủ người bán và nhà sản xuất. Chỉ khi xác định rõ danh tính, địa chỉ và tư cách pháp lý của chủ thể cung ứng hàng hóa, chúng ta mới có thể quy kết trách nhiệm khi có hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái.

Tiếp theo là kiểm soát chặt chẽ các giao dịch trên sàn TMĐT. Hiện nay, các sàn đều có dữ liệu về giao dịch và hành vi của người bán. Dựa trên những dữ liệu này, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể khoanh vùng và xác định những giao dịch có dấu hiệu liên quan đến hàng giả.

Trong nhiều trường hợp, người bán có thể trà trộn giữa hàng thật và hàng giả trong cùng một quá trình kinh doanh. Do đó, việc theo dõi các đơn hàng cụ thể, kết hợp với định danh, sẽ giúp làm rõ trách nhiệm cá nhân trong mỗi vụ việc.

Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, môi trường kinh doanh trực tuyến là một hệ sinh thái rộng lớn, có sự thay đổi liên tục và diễn ra với tốc độ rất nhanh. Chính vì vậy, việc kiểm soát toàn bộ quy trình, từ lúc đăng sản phẩm, tiếp thị cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng là một thách thức không nhỏ đối với các sàn.

Một trụ cột quan trọng khác là truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Thực tế cho thấy, hiện nay cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam đều chưa có thói quen và nhận thức đầy đủ về truy xuất nguồn gốc.

Nhiều người tiêu dùng chỉ bắt đầu quan tâm đến xuất xứ sản phẩm khi quyền lợi bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, cần phải chú ý là hàng giả cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp. Việc truy xuất nguồn gốc không chỉ bảo vệ người tiêu dùng, mà còn là lá chắn quan trọng cho doanh nghiệp làm ăn chân chính. Bởi, hàng giả cạnh tranh không lành mạnh với hàng thật, gây thiệt hại lớn về thương hiệu và doanh thu cho các nhà sản xuất nghiêm túc.

Tiếp đó là công tác hậu kiểm, và ở đây, cần phân tầng rõ ràng. Bởi, các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng giả có tính chất và mức độ khác nhau nên việc xử lý – từ phạt hành chính đến xử lý hình sự – cũng phải được thiết kế tương ứng. Tương tự như vậy, liên quan đến hậu kiểm cũng phải có nhiều mức khác nhau.

Ví dụ, khi một người bán đạt đến một ngưỡng doanh thu nhất định hoặc có hoạt động gia tăng đột biến, cơ quan quản lý cần chủ động tiến hành hậu kiểm.

Mặc dù vậy, việc hậu kiểm cũng cần được thực hiện có giới hạn, tránh lạm dụng thanh – kiểm tra gây cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Phải có tiêu chí, ngưỡng cụ thể để xác định khi nào cần kiểm tra, và đối với những doanh nghiệp đã qua hai lần kiểm tra mà không phát hiện vi phạm, thì cần tạo điều kiện để họ tiếp tục kinh doanh ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, thay vì liên tục gây áp lực kiểm tra.

Cuối cùng, nâng cao nhận thức xã hội là yếu tố không thể thiếu. Cần có chiến lược truyền thông, giáo dục và tuyên truyền mạnh mẽ nhằm giúp cả người dân lẫn doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa chính hãng, có thương hiệu, có truy xuất rõ ràng.

Khi ý thức được nâng lên, xã hội sẽ có khả năng tự sàng lọc và loại bỏ các hành vi gian dối, từ đó hướng tới một môi trường TMĐT lành mạnh, công bằng và bền vững hơn.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Hiền (Thực hiện)

Tin liên quan

Người bán nước ngoài trên sàn sẽ phải định danh, kê khai thuế như trong nước

Người bán nước ngoài trên sàn sẽ phải định danh, kê khai thuế như trong nước

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp vào tháng 10/2025. Theo đó, Dự thảo Luật đề xuất hàng loạt quy định siết chặt quản lý hoạt động TMĐT, đặc biệt là với các đối tượng người bán từ nước ngoài. Phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính đã trao đổi với Tiến sĩ Kinh tế, Luật sư Lê Bá Thường (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu pháp luật và Văn hóa doanh nghiệp xoay quanh chủ đề này.
Đào tạo công nghệ Datastax phục vụ quản lý hải quan

Đào tạo công nghệ Datastax phục vụ quản lý hải quan

Cục Hải quan vừa khai mạc khóa đào tạo về công nghệ Datastax cho học viên là các kỹ sư công nghệ thông tin đến từ 11 đơn vị trong Ngành.
Phấn đấu đưa thị trường carbon vận hành thử nghiệm vào cuối 2025

Phấn đấu đưa thị trường carbon vận hành thử nghiệm vào cuối 2025

Việc đẩy nhanh phát triển thị trường carbon là rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước thực hiện các cam kết về phát thải ròng bằng 0.
Hình thành xu hướng mua sắm online thông minh

Hình thành xu hướng mua sắm online thông minh

Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, nhưng đi kèm với đó là mối lo ngày càng lớn của người tiêu dùng về hàng giả, hàng nhái. Trước thực trạng này, hàng triệu người Việt đang dần trở thành những người tiêu dùng thông thái, chủ động “nâng cấp” kiến thức mua sắm online để tự bảo vệ mình.
Tái thiết hành vi tiêu dùng: Hướng tiếp cận mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Tái thiết hành vi tiêu dùng: Hướng tiếp cận mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Giữa bối cảnh người tiêu dùng siết chặt chi tiêu, Shopee đang tái định hình trải nghiệm mua sắm trực tuyến bằng cách loại bỏ rào cản phí vận chuyển, với chính sách “Freeship 0Đ mọi đơn”. Chương trình này không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm, mà còn tạo động lực tiêu dùng và hỗ trợ nhà bán hàng tăng trưởng doanh số.
Doanh nghiệp nhỏ học cách “vượt bão” trên sàn thương mại điện tử

Doanh nghiệp nhỏ học cách “vượt bão” trên sàn thương mại điện tử

Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo TP Hồ Chí Minh - SIHUB (Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh) vừa phối hợp cùng Học viện Kỹ năng VTALK và Dự án phi lợi nhuận Hành trình Khởi lửa Hành trang (SFVN) tổ chức buổi đào tạo đặc biệt về thương mại điện tử (TMĐT). Sự kiện cung cấp kiến thức thực tiễn, giúp hàng trăm học viên hiểu rõ cách vận hành hiệu quả trên TikTok và các nền tảng TMĐT trong năm 2025.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Trong làn sóng chuyển đổi số toàn cầu, thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển xuất khẩu một cách bền vững. Diễn đàn Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) và Công nghệ số Việt Nam 2025 (ngày 4 - 6/9/2025) là điểm hẹn quan trọng để kết nối, chia sẻ giải pháp và thúc đẩy hệ sinh thái TMĐT Việt Nam vươn ra thế giới.
Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Chuyển đổi số được tỉnh Bắc Ninh xác định là giải pháp chiến lược để nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu chi phí sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).
Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử

Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử

Trong 6 tháng đầu năm 2025, hơn 110 triệu bản ghi dữ liệu cá nhân bị mua bán trái phép, hàng chục triệu tài khoản rò rỉ thông tin. Thực trạng này đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của các nền tảng số, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ và trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng hiện diện sâu rộng.
Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến

Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến

Từ ngày 1/7/2025, sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính, Việt Nam có hơn 3.300 xã phường. Với tiềm năng thị trường nội địa hơn 100 triệu dân và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT), đề xuất hỗ trợ các xã, phường trên cả nước bán nông sản qua kênh trực tuyến đang mở ra hướng đi mới cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.
OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

Chuyển đổi từ sản xuất thô sang chế biến sâu, kết hợp với đẩy mạnh bán hàng qua sàn thương mại điện tử (TMĐT), nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh ghi nhận tăng trưởng mạnh về doanh thu và sức tiêu thụ, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế địa phương.
Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số

Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số

Với mục tiêu không để tụt lại trong cuộc đua số, song song với việc cập nhật công nghệ AI và tuân thủ thuế số, Thanh Hóa đẩy mạnh huấn luyện kỹ năng thương mại điện tử (TMĐT) cho doanh nghiệp, hợp tác xã và thanh niên khởi nghiệp địa phương.
TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

Công ty TNHH TikiNow Smart Logistics (TikiNow) - đơn vị vận hành dịch vụ giao hàng nhanh thuộc hệ sinh thái Tiki vừa bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) xử phạt 200 triệu đồng vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh. TikiNow bị xác định đã đưa thông tin gây nhầm lẫn về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ nhằm thu hút khách hàng của đơn vị khác.
Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Giai đoạn 2020-2025, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18-25%/năm, dự kiến đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Với nền tảng đó, TMĐT Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, đạt quy mô 30 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa.
Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”

Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”

Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh yêu cầu lực lượng quản lý thị trường chủ động giám sát, theo dõi dấu hiệu vi phạm trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) và tăng cường kiểm tra đột xuất tại kho hàng, xưởng sản xuất, điểm livestream.
Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái trên mạng ngày càng gia tăng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên đang áp dụng công nghệ số, AI và big data để truy vết, phát hiện và xử lý gian lận trên thương mại điện tử (TMĐT).
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Viettel giữ vững mạch sóng, đồng hành người dân vùng lũ

Viettel giữ vững mạch sóng, đồng hành người dân vùng lũ

Khi mưa lũ chia cắt nhiều xã biên giới Nghệ An, hệ thống viễn thông vững mạnh của Viettel đã trở thành trụ cột giữ mạch liên lạc, hỗ trợ chính quyền, người dân duy trì kết nối, kịp thời tìm kiếm cứu nạn.
Phân loại mặt hàng robot giao hàng

Phân loại mặt hàng robot giao hàng

Cục Hải quan vừa có công văn hướng dẫn Chi cục Hải quan khu vực III (trước đây là Cục Hải quan Hải Phòng) thực hiện phân loại mặt hàng robot giao hàng.
Hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng/năm được đề xuất áp dụng chế độ kế toán đơn giản

Hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng/năm được đề xuất áp dụng chế độ kế toán đơn giản

Đây là điểm đáng chú ý tại dự thảo Luật Quản lý thuế (thay thế) vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện trên cơ sở tổng hợp các ý kiến góp ý...
Giá xăng giảm nhẹ, rời xa mốc 20.000 đồng, trong khi giá dầu tăng từ 15h

Giá xăng giảm nhẹ, rời xa mốc 20.000 đồng, trong khi giá dầu tăng từ 15h

Trong kỳ điều chỉnh ngày 24/7/2025, Liên Bộ Công Thương - Tài chính không thực hiện trích lập và không chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.
Bài 3: Nhà ở xã hội - kỳ vọng là "át chủ bài" giải bài toán giảm giá nhà

Bài 3: Nhà ở xã hội - kỳ vọng là "át chủ bài" giải bài toán giảm giá nhà

Nhà ở xã hội đang được coi là “át chủ bài”, giải pháp chiến lược tạo áp lực để kéo giảm đà tăng giá, giữ vững ổn định thị trường.
(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu tổ chức của Thuế tỉnh Phú Thọ.
(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

Các thông tin liên quan của Chi cục Hải quan khu vực VII.
(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Thuế tỉnh, thành phố để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu
(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

Từ 1/3, Tổng cục Thuế đã được tổ chức lại thành Cục Thuế hiện nay, trong đó khối cơ quan Cục Thuế đã giảm từ 17 đầu mối xuống còn 12 đầu mối
(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

Từ ngày 1/7/2025, ngành Hải quan đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của các Chi cục Hải quan khu vực để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Phiên bản di động