Facebook Twitter youtube Tiktok

Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả

“Đôi khi một sản phẩm chính hãng nhưng chất lượng quá thấp so với công bố thì chính sản phẩm đó cũng là giả”. Một lần nữa định nghĩa về hàng giả lại được mở rộng.
Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả
Quang cảnh tọa đàm

Đây là ý kiến được ông Võ Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển thương mại Mekong Việt Nam, Chủ tịch Hội Quán Café Kết Nối ngành Dược – CPI Center nêu ra tại tọa đàm '"Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và thông tin giả gây hại cho doanh nghiệp" sáng 10/7 do báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

Nỗ lực để rồi lại “bị động”

Phát biểu tại tọa đàm, ông Võ Quang Phúc nêu ra một bức tranh đầy đủ về nghịch lý mà các doanh nghiệp sở hữu thương hiệu đang đối mặt.

Ông cho biết, để một thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường, doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều năm với nguồn lực khổng lồ bao gồm tài chính, con người và tâm huyết. Đó là cả một quá trình gian nan để xây dựng hình ảnh, mạng lưới phân phối và quan trọng nhất là tạo dựng niềm tin nơi người tiêu dùng.

Thế nhưng, sau khi xây dựng được “lâu đài” thương hiệu, các doanh nghiệp này lại rơi vào thế bị động vì phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhà sản xuất.

Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả
Ông Võ Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển thương mại Mekong Việt Nam, Chủ tịch Hội Quán Café Kết nối ngành Dược – CPI Center. Ảnh: THUẬN VĂN

“Chúng tôi luôn nỗ lực lựa chọn những nhà sản xuất uy tín với đầy đủ giấy tờ được cơ quan nhà nước cấp là đúng chuẩn. Thế nhưng, quá trình sản xuất sẽ trải qua rất nhiều khâu, từ nguyên liệu đầu vào đến công thức phối trộn đều có nguy cơ hàng giả mà thương nhân sở hữu thương hiệu không thể nắm hết được 100%”, ông Phúc trăn trở.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp thương mại không thể giám sát trực tiếp những gì diễn ra bên trong nhà máy. Họ đặt hàng dựa trên hợp đồng và các chứng nhận nhưng không thể chắc chắn rằng nguyên liệu có bị đánh tráo hay công thức có bị thay đổi để giảm chi phí hay không. Chính kẽ hở này khiến doanh nghiệp phải chịu trận khi sản phẩm gặp vấn đề về chất lượng, dù lỗi không xuất phát từ phía họ.

“Việc thương nhân đưa sản phẩm ra thị trường phải chịu trách nhiệm luôn về chất lượng sản phẩm là không khách quan vì chúng tôi không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất”, ông Phúc khẳng định.

Cái giả đánh bại cái thật

Hàng giả, hàng nhái hiện nay không chỉ tinh vi hơn mà còn được "hợp pháp hóa" bằng những thủ đoạn lách luật. Hậu quả của nó không chỉ gây điêu đứng cho các thương hiệu được xây dựng hàng chục năm mà còn là gánh nặng bệnh tật khủng khiếp đang đè lên xã hội.

Câu chuyện của nhựa Bình Minh là một điển hình. Luật sư Trương Anh Tú, đại diện pháp lý cho Công ty CP Nhựa Bình Minh, chia sẻ về cuộc chiến pháp lý gian nan và tốn kém để bảo vệ thương hiệu. Câu chuyện của một "ông lớn" như Nhựa Bình Minh cho thấy không một doanh nghiệp nào có thể an toàn trước hàng giả, hàng nhái nếu hành lang pháp lý không đủ vững chắc.

Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả
Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm, đại diện pháp lý cho Công ty CP Nhựa Bình Minh. Ảnh: THUẬN VĂN

Theo ông Tú, để thực hiện thủ đoạn nguy hiểm này cá nhân hoặc tổ chức cố tình đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với một thương hiệu đã có uy tín trên thị trường. Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, họ quay ngược lại khởi kiện chính doanh nghiệp thật vì hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà họ nắm giữ trên giấy tờ.

"Trong một vụ việc chúng tôi bảo vệ, doanh nghiệp không chỉ bị đe dọa phải rút sản phẩm khỏi thị trường mà còn đối diện nguy cơ đứt gãy chuỗi phân phối và thiệt hại danh tiếng không thể đo đếm", ông Tú dẫn chứng.

Gốc rễ của vấn đề, theo ông Tú nằm ở khoảng trống của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam khi vận hành theo nguyên tắc "nộp đơn trước được quyền trước" (first-to-file). Nguyên tắc này tỏ ra bất cập khi một thương hiệu đã được sử dụng ổn định và được người tiêu dùng biết đến rộng rãi nhưng lại chậm chân trong việc đăng ký.

"Việc chỉ dựa vào thời điểm nộp đơn mà bỏ qua yếu tố sử dụng thực tế đang vô tình gây bất lợi cho doanh nghiệp thay vì bảo vệ sự sáng tạo và uy tín của thương hiệu", ông Tú nhấn mạnh.

Ông cũng so sánh với hệ thống pháp luật của Mỹ, nơi ghi nhận nguyên tắc "sử dụng trước có quyền trước" (first-to-use) để chống lại tình trạng chiếm chỗ hợp pháp một cách phi đạo đức.

Bịt kẽ hở pháp lý

Trước những thực trạng trên, các chuyên gia đã đưa ra nhiều kiến nghị và giải pháp đồng bộ.

Về sở hữu trí tuệ, Luật sư Trương Anh Tú đề xuất luật pháp cần được sửa đổi theo hướng ghi nhận quyền ưu tiên dựa trên việc sử dụng thực tế, công khai và liên tục của nhãn hiệu, tương tự nguyên tắc "first-to-use" của Mỹ. Ngoài ra phải tăng cường giám sát động cơ của các chủ thể đăng ký hàng loạt nhãn hiệu ăn theo để ngăn chặn hành vi đầu cơ, chiếm đoạt.

Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả
Luật sư Phạm Công Hùng đề xuất cơ chế và chế tài xử lý riêng, phù hợp cho hành vi làm hàng nhái. Ảnh: THUẬN VĂN

Luật sư Phạm Công Hùng, Nguyên Thẩm phán TAND Tối Cao, chỉ ra sự thiếu vắng quy định cụ thể về xử lý hàng nhái, để lại một "vùng xám" pháp lý tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là về sức khỏe cho người tiêu dùng.

Dù pháp luật hình sự đã có những chế tài rất nghiêm khắc để xử lý các loại hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm, phân bón... nhưng "hàng nhái" lại là một câu chuyện khác.

Hiện nay, các quy định của pháp luật hiện hành không có định nghĩa cụ thể hay chế tài xử lý vi phạm dành riêng cho hàng nhái. Trên thực tế, loại hàng này được hiểu là sản phẩm làm giống hoặc tương tự hàng chính hãng, nhưng không có nhãn hiệu hoặc dùng nhãn hiệu trái phép, và đặc biệt là thường có chất lượng thấp hơn hẳn so với hàng chính hãng.

Từ đó, Luật sư Phạm Công Hùng đề nghị các nhà làm luật cần sớm nghiên cứu để có cơ chế và chế tài xử lý riêng, phù hợp cho hành vi làm hàng nhái.

Một đề xuất đáng chú ý và mang tính xây dựng cao của luật sư Hùng là giải pháp sau xử lý. Theo đó, thay vì chỉ trừng phạt, pháp luật nên có hướng dẫn để những người từng sản xuất hàng nhái có cơ hội đăng ký chất lượng hàng hóa do mình làm ra theo đúng quy định của pháp luật.

Thanh Thủy

Tin liên quan

Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam

Hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam, trở thành kênh dẫn dắt quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XX thu NSNN đạt hơn 47%

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XX thu NSNN đạt hơn 47%

Triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh địa bàn quản lý bị tác động nhiều yếu tố, kết quả thu ngân sách nhà nước của Chi cục Hải quan khu vực XX mới đạt hơn 47% trong nửa đầu năm.
Hải quan khu vực VIII thu hút thêm gần 500 doanh nghiệp đến làm thủ tục

Hải quan khu vực VIII thu hút thêm gần 500 doanh nghiệp đến làm thủ tục

Nửa đầu năm 2025, Chi cục Hải quan khu vực VIII đã làm thủ tục cho 98.080 tờ khai các loại hình của 1.872 doanh nghiệp, tăng 22,75% về số lượng tờ khai và tăng 36% (495 doanh nghiệp) về số lượng doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước.
Hải quan khu vực VII bám sát địa bàn ngăn chặn hàng lậu từ biên giới

Hải quan khu vực VII bám sát địa bàn ngăn chặn hàng lậu từ biên giới

Chi cục Hải quan khu vực VII triển khai chủ động, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng để kịp thời phát hiện, bắt giữ các vụ việc vi phạm.
Khởi tố Giám đốc Công ty Mi Hà Nội về hành vi trốn thuế

Khởi tố Giám đốc Công ty Mi Hà Nội về hành vi trốn thuế

Qua công tác kiểm tra cơ quan Thuế thành phố Hà Nội đã phát hiện và chuyển hồ sơ có dấu hiệu vi phạm của Công Ty TNHH Mi Hà Nội do Đoàn Mạnh hòa làm Giám đốc sang cơ quan công an. Doanh nghiệp này đã bị cơ quan công an khởi tố vì hành vi trốn thuế, do kinh doanh qua các sàn thương mại điện tử, nhưng không kê khai và nộp thuế đầy đủ.
Quy định mới về người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan được giao nhiệm vụ điều tra

Quy định mới về người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan được giao nhiệm vụ điều tra

Từ ngày 1/7/2025, người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Điều tra chống buôn lậu.
Phát hiện kho chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu tại Quảng Ninh

Phát hiện kho chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu tại Quảng Ninh

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa hơn 47.000 sản phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc có dấu hiệu buôn lậu xuyên biên giới tinh vi qua thương mại điện tử.
Vùng Cảnh sát biển 1 tạm giữ 4.000 lít xăng không rõ nguồn gốc

Vùng Cảnh sát biển 1 tạm giữ 4.000 lít xăng không rõ nguồn gốc

Ngày 9/7, lực lượng chức năng đã tổ chức dẫn giải tàu chở xăng mang số hiệu QN 56868 TS về khu vực bảo đảm an toàn để tiếp tục điều tra, xác minh và xử lý theo quy định.
Hải quan khu vực VI phát hiện, bắt giữ, xử lý 1.128 vụ việc vi phạm

Hải quan khu vực VI phát hiện, bắt giữ, xử lý 1.128 vụ việc vi phạm

Đánh giá từ Chi cục Hải quan khu vực VI cho thấy, 6 tháng đầu năm, đơn vị đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 1.128 vụ việc với trị giá 53,5 tỷ đồng.
Hải quan khu vực V thu hơn 4,29 tỷ đồng từ xử lý vi phạm hành chính

Hải quan khu vực V thu hơn 4,29 tỷ đồng từ xử lý vi phạm hành chính

Tính đến hết 30/6, Chi cục Hải quan khu vực V đã xử phạt vi phạm hành chính 541 vụ, thu nộp vào ngân sách hơn 4,29 tỷ đồng.
Nâng cao hiệu quả hợp tác chống buôn lậu qua đường hàng không

Nâng cao hiệu quả hợp tác chống buôn lậu qua đường hàng không

Với lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và hành khách xuất nhập cảnh lớn, Chi cục Hải quan khu vực II nói chung và Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nói riêng đã chủ động hợp tác với các lực lượng chức năng chống buôn lậu qua đường hàng không.
Hải quan khu vực XII phát hiện nhiều vụ việc nổi cộm

Hải quan khu vực XII phát hiện nhiều vụ việc nổi cộm

Kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới của Chi cục Hải quan khu vực XII trong 6 tháng đầu năm có nhiều vụ vận chuyển trái phép ma túy nổi cộm trên cả tuyến hàng không, đường bộ.
Hải quan chủ động tham mưu và tổ chức đấu tranh hiệu quả với vấn nạn buôn lậu

Hải quan chủ động tham mưu và tổ chức đấu tranh hiệu quả với vấn nạn buôn lậu

Cục Hải quan đã thực hiện tốt đồng thời 2 nhiệm vụ là tham mưu lãnh đạo các cấp và trực tiếp đấu tranh với các đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Lạng Sơn tăng cường kiểm tra chống buôn lậu tại các địa bàn trọng điểm

Lạng Sơn tăng cường kiểm tra chống buôn lậu tại các địa bàn trọng điểm

Đó là chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đánh giá kết quả thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, diễn ra chiều ngày 4/7 do Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh Lạng Sơn tổ chức.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách đạt trên 1.180.000 tỷ đồng

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách đạt trên 1.180.000 tỷ đồng

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách đạt trên 1.180.000 tỷ đồng bằng 68,7% so với dự toán, tăng 34% so với cùng kỳ.
Giao dịch phân khúc bất động sản gắn liền với đất ghi nhận sự tăng trưởng tích cực

Giao dịch phân khúc bất động sản gắn liền với đất ghi nhận sự tăng trưởng tích cực

Dữ liệu từ CBRE Việt Nam cho thấy, giao dịch phân khúc bất động sản gắn liền với đất ghi nhận có sự tăng trưởng tích cực trong quý 2/2025.
Hải quan khu vực VII bám sát địa bàn ngăn chặn hàng lậu từ biên giới

Hải quan khu vực VII bám sát địa bàn ngăn chặn hàng lậu từ biên giới

Chi cục Hải quan khu vực VII quản lý địa bàn các tỉnh: Lào Cai mới (hợp nhất giữa tỉnh Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu, Điện Biên với địa bàn rộng, địa hình hiểm trở.
Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả

Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả

“Đôi khi một sản phẩm chính hãng nhưng chất lượng quá thấp so với công bố thì chính sản phẩm đó cũng là giả”. Một lần nữa định nghĩa về hàng giả lại được mở rộng.
Chi cục Hải quan khu vực XVIII công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Chi cục Hải quan khu vực XVIII công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Chiều ngày 10/7, Chi cục Hải quan khu vực XVIII đã dự tổ chức Hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm các Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XVIII.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
Phiên bản di động