Gỡ khó cho thị trường Condotel
Hiện DN đầu tư vào Condotel còn gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Ảnh: ST. |
Lăn tăn về “khai sinh”
Trước việc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản 703/2020/BTNMT-TCQLĐĐ hướng dẫn việc cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở (căn hộ du lịch Condotel, biệt thự du lịch), nhiều nhà đầu tư lạc quan cho rằng đây là tín hiệu tích cực giúp thị trường khởi sắc.
Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông, Condotel dù có được cấp chứng nhận hay không cũng là căn hộ để kinh doanh, chứ không thể sử dụng với mục đích để ở. “Việc cấp sổ đỏ theo văn bản 703/2020/BTNMT-TCQLĐĐ sẽ làm nhiều nhà đầu tư chộp giật, có nguy cơ ‘vỡ trận’ vì tình trạng bán căn hộ cho nhiều người”, luật sư Huế phân tích.
Lý giải rõ hơn về điều này, theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông, việc cấp sổ đỏ, chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho chủ đầu tư thì nhà đầu tư thứ cấp sẽ chịu rủi ro.
Bên cạnh đó, nếu cấp quyền sở hữu tài sản cho nhà đầu tư thứ cấp thì liên quan đến quyền sở hữu tài sản của DN, tức là quyền sử dụng đất cấp cho DN nhưng quyền sở hữu tài sản lại cấp cho nhà đầu tư thứ cấp. Do đó, nếu sau 50-70 năm, quyền sử dụng đất hết thì quyền tài sản sẽ rất khó xử lý.
“Vấn đề này Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không giải quyết được. Chưa nói đến khi mua dự án, nhà đầu tư thứ cấp đã vay ngân hàng, sau khi được giao căn hộ lại tiếp tục vay ngân hàng, như vậy sẽ có tình trạng chỉ có một căn hộ, nhưng nhà đầu tư lại vay nhiều ngân hàng”, vị luật sư này phân tích.
Phân tích về văn bản 703, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ cho rằng, văn bản đã hệ thống lại các quy định hiện hành liên quan của pháp luật về lĩnh vực Condotel. Tuy nhiên, vẫn cần một số hướng dẫn tiếp theo nữa là cấp giấy chứng nhận cho công trình xây dựng chứ không chỉ là cấp chứng nhận cho quyền sử dụng đất.
Sở dĩ như vậy, theo ông Võ, trong trường hợp chủ đầu tư bán cả quyền sử dụng đất thì nhà đầu tư thứ cấp thì sẽ xử lý ra sao? Điều này cần có hướng dẫn tiếp, khi pháp luật hiện hành chưa đủ để áp vào những trường hợp này.
Ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nêu thực tế hiện DN đầu tư vào Condotel còn gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Theo đó, hầu hết DN phải tự thỏa thuận đất với người dân chứ không được nhà nước đứng ra thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Tháo "nút thắt"
Theo ông Đặng Hùng Võ, để Condotel phát triển, chúng ta cần gỡ hai nút thắt chính, đầu tiên đó là gắn sự phát triển của Condotel với chính sách phát triển về đất đai bởi hiện DN đầu tư vào Condotel đang gặp một số vướng mắc. Cụ thể, khi DN đầu tư vào Condotel được chính quyền cam kết được thuê đất với thời gian dài hạn. Tuy nhiên, khi DN đầu tư xong thì lại xảy ra nhiều vấn đề về mặt pháp lý khiến họ e ngại.
Thêm nữa, xét về tư duy đầu tư bất động sản, hiện nhiều nhà đầu tư thứ cấp đang khai thác bất động sản bằng việc chờ giá bất động sản tăng theo thời gian. Đây là tư duy xấu được hình thành từ chính sách đất đai thiếu ổn định của Việt Nam.
Để tháo gỡ hai nút thắt này, ông Đặng Hùng Võ cho rằng, cơ quan quản lý nên gắn liền chính sách đất đai với chính sách thuế. Theo đó, khi DN muốn thuê đất với thời gian dài thì cơ quan quản lý vẫn chấp nhận song thuế đất sẽ phải nộp cao hơn. Ngược lại nếu DN muốn thuê đất với thời gian thấp thì thuế đất cũng được đánh thấp hơn. Chính sách như vậy sẽ làm thay đổi quan niệm của DN về bất động sản.
“Đặc biệt, chúng ta phải chú ý đến phương thức kinh doanh Condotel. Tại sao chúng ta cứ lấy cam kết lợi nhuận là tiêu chí kinh doanh Condotel? Tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể kinh doanh Condotel theo nhiều phương thức khác chứ không chỉ dựa trên cam kết lợi nhuận”, ông Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo Luật sư Nguyễn Danh Huế, từ trước đến nay, chúng ta hô hào phấn đấu đạt tăng trưởng du lịch cao, nhưng chúng ta lại chưa có số liệu về phát triển Condotel một cách tổng quát. Do vậy điều này cần khắc phục thời gian tới để DN có dữ liệu để quyết định đầu tư, còn địa phương thì cần dữ liệu để quyết định cấp phép cho các dự án Condotel.
Về phía DN, ông Bùi Xuân Hiền, Tổng Giám đốc Công ty CP Nhà Phương Nam Việt Nam, Condotel là một trong những sản phẩm mới, nên có nhiều vấn đề cần giải quyết. Khi tháo gỡ khó khăn cho thị trường Condotel, các DN phải cùng bắt tay tháo gỡ, không riêng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, không riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
“Xét về đầu tư tài chính, xét về góc độ phát triển kinh tế, xã hội thì Condotel là loại hình cần được khuyến khích phát triển. Do đó, các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển Condotel, đồng thời hỗ trợ chủ đầu tư”, ông Hiền nêu.
Luật sư Hà Huy Phong, Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco: Công văn số 703 ban hành trong một thời điểm mà thị trường bất động sản đang ở giai đoạn trầm lắng, đặc biệt là phân khúc thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, condotel. Sau những diễn biến xấu vì dịch bệnh và sự cố ở một vài dự án, thị trường bất động sản cần có một cú hích để có thể kích hoạt trở lại. Việc ban hành công văn 703, mặc dù không đủ để tạo cú hích mạnh cho thị trường, nhưng cũng ít nhiều đưa lại một vài hy vọng giải cứu từ phía Nhà nước. Cá nhân tôi thấy rằng, tác động từ công văn này có thể coi như tiếng chuông gió, gây sự chú ý nhất định để góp phần xua đi u ám nhưng để giải quyết được những vấn đề căn cơ của vấn đề thì cần nhiều sự thay đổi khác. Xét ở khía cạnh pháp lý, công văn 703 chỉ là một văn bản hướng dẫn của Bộ TN&MT, không đưa ra được những điểm mới hay hướng dẫn cụ thể về cơ sở pháp lý, về thủ tục để xin cấp Sổ hồng cho biệt thự nghỉ dưỡng, condotel. Nói cách khác, văn bản này không thay thế hoặc bổ sung bất kỳ quy định pháp luật nào đang có hiệu lực ở thời điểm hiện tại về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho công trình xây dựng không phải là nhà ở. Mặc dù có những ẩn ý, gợi ý nhất định để Chủ đầu tư dự án và cơ quan có thẩm quyền ở địa phương bấu víu mà linh hoạt trong việc cấp giấy chứng nhận, nhưng văn bản này không nên coi là cơ sở pháp lý để cấp giấy khai sinh cho condotel hay biệt thự nghỉ dưỡng. Có thể coi đó là sự thống nhất quan điểm chung từ Bộ TN &MT với một số quan điểm, ý kiến mà các tỉnh và chủ đầu tự dự án đã xin ý kiến bộ từ lâu nay”. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM: Qua nghiên cứu văn bản 703 của Bộ TN&MT và một số văn bản của các bộ có liên quan, chúng tôi nhận thấy còn một số nội dung chưa được xử lý tại văn bản của Bộ TN&MT và một số văn bản của các bộ như: Văn bản 703 của Bộ TN&MT và Quyết định 3720/QĐ-BVHTTDL ngày 28/10/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về “Quy chế quản lý, kinh doanh loại hình căn hộ du lịch và biệt thự du lịch” chỉ mới đề cập đến loại hình “căn hộ du lịch, biệt thự du lịch”,chưa bao gồm loại hình“nhà phố du lịch”, vì trên thực tế còn có loại hình “nhà phố du lịch”, còn gọi là “boutique du lịch”, hoặc “shoptel”trong các khu du lịch nghỉ dưỡng, cũng được bán cho khách hàng (nhà đầu tư thứ cấp). Văn bản của Bộ TN&MT chỉ xác định phương thức xem xét cấp “sổ đỏ”cho căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, chưa quy định cấp “sổ đỏ” cho“nhà phố du lịch” trong khu du lịch nghỉ dưỡng. Điều 48 Luật Du lịch quy định 08 loại cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có “căn hộ du lịch, biệt thự du lịch”, nhưng chưa quy định“nhà phố du lịch” cũng là loại cơ sở lưu trú du lịch. Theo đó, Hiệp hội đề nghị Bộ TN&MT bổ sung Văn bản 703/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 14/2/2020 để hướng dẫn cấp “sổ đỏ” cho nhà phố du lịch trong khu du lịch nghỉ dưỡng. Hiệp hội nhận thấy nội dung hướng dẫn cấp “sổ đỏ” cho nhà phố du lịch hoàn toàn phù hợp với các căn cứ pháp luật đã được Bộ TN&MT viện dẫn tại Văn bản 703/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 14/2/2020”. Hoài anh (ghi) |
Tin liên quan
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK