Doanh nghiệp cần chuyển đổi để thích ứng với cơ chế CBAM của EU
Ông Bùi Huy Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Giải pháp và Dịch vụ truy xuất nguồn gốc TraceVerified. |
EU là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới thực hiện cơ chế điều chỉnh biên giới carbon đối với hàng hóa nhập khẩu. Điều này đặt ra cơ hội và thách thức gì doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này, thưa ông?
CBAM ban đầu sẽ áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydrogen. Đây là những lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ carbon cao và có lượng khí thải carbon cao. Từ 1/10/2023, 27 quốc gia thành viên EU bắt đầu thực hiện thí điểm CBAM, sau đó sẽ có hiệu lực chính thức từ năm 2026.
CBAM được áp dụng nhằm kích thích phong trào toàn cầu hướng tới sản xuất xanh hơn và ngăn chặn tình trạng các nhà sản xuất ở châu Âu chuyển hoạt động sản xuất đến các nước có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn. Với hoạt động trao đổi thương mại với EU ngày càng gia tăng, về lâu dài, CBAM sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam sang EU.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đang và có định hướng tham gia thị trường quốc tế ở tất cả các ngành cần chủ động thích ứng trước xu hướng mới và nên có sự chuẩn bị cần thiết ngay từ bây giờ trong quá trình xây dựng, hoạch định chiến lược sản xuất.
Theo ông, doanh nghiệp cần chuyển đổi quy trình sản xuất để thích ứng với xu hướng này ra sao?
Để đáp ứng được điều kiện tính thuế này cũng như giữ lợi thế cạnh tranh trong việc xuất khẩu sang EU hay tới đây là nhiều thị trường khác, các doanh nghiệp nên bắt đầu lộ trình làm việc với các đối tác nhập khẩu, tạo ra các dự án chuyển đổi xanh. Các dự án này có thể tận dụng các nguồn vốn từ các quốc gia phát triển, vì trong Công ước của Liên hợp quốc, trong các chương trình Việt Nam đã ký kết đều có nguồn vốn của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển. Cụ thể ở đây là dự án CBN của phía châu Âu hoặc là dự án GCN của Nhật Bản dành cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tất cả các nguồn vốn này đều có các cái nền tảng mở để cho các doanh nghiệp đăng ký. Nếu các doanh nghiệp gặp khó khăn có thể cùng với các đơn vị tư vấn cũng như các đơn vị khách hàng của châu Âu hỗ trợ thực hiện. Chúng tôi tin rằng việc tạo ra các dự án này trong hơn 2 năm tiếp theo sẽ mang lại cái sự chuyển đổi để doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng với mức thuế đầu tiên là 2,5% vào ngày 1/1/2026 theo quy định của CBAM.
Trong quá trình chuyển đổi sang mô hình sản xuất “xanh” doanh nghiệp cần quan tâm vấn đề gì, thưa ông?
Mới đây, tại Nghệ An một dự án nhà máy nhôm của Trung Quốc đã được trao giấy chứng nhận đầu tư. Theo hồ sơ dự án, một nhà máy này sẽ sử dụng công nghệ sản xuất nhôm hiện đại, chống biến đổi khí hậu và thích nghi. Đây là sự mới mẻ cho các nhóm doanh nghiệp mới sẽ xuất hiện. Doanh nghiệp Việt Nam cũng phải theo hướng này.
Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam có số lượng lớn doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ cũ. Điều này đặt ra 2 lựa chọn, đó là doanh nghiệp buộc phải tư duy chuyển đổi nếu muốn hướng đến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu. Hai là chúng ta sẽ chọn những thị trường dễ tính hơn hoặc cung ứng hàng hóa nội địa nếu duy trì sản xuất với các công nghệ cũ. Nhưng mà tôi tin rằng với xu thế sẽ thay đổi về mặt dài hạn, doanh nghiệp sẽ khó tồn tại được khi sử dụng công nghệ lạc hậu.
Đặc biệt với cơ chế CBAM, trọng điểm cho các doanh nghiệp của châu Âu khi đầu tư ra nước ngoài mà mang các hàng hóa quay trở lại châu Âu phải tính thuế ngang bằng. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với châu Âu, phải hướng đến luồng vốn xanh, công nghệ dịch chuyển của các doanh nghiệp của châu Âu. Chúng ta cố gắng tiếp cận những công nghệ mới thay vì tiếp nhận những công nghệ cũ sẽ khó phát triển về dài hạn. Hiện tại, theo tôi các doanh nghiệp Việt nên chơi với các bạn hàng châu Âu, Nhật Bản để tiếp thu các công nghệ mới và đưa vào chuyển đổi dần quá trình sản xuất. Đấy là cái cốt lõi của vấn đề.
Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện những việc khác như trồng rừng hoặc tạo ra các tín chỉ carbon cho doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp vừa có trách nhiệm xã hội, vừa mang tính chất giáo dục cũng như đóng góp vào mục tiêu quốc gia hướng đến năm 2050 là một quốc gia trung hòa carbon.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện
09:09 | 18/11/2024 Xe - Công nghệ
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics