Facebook Twitter youtube Tiktok

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh

Từ ngày 1/1/2026, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ chính thức áp dụng, yêu cầu các doanh nghiệp mua chứng chỉ CBAM tương ứng với lượng phát thải trong sản phẩm xuất khẩu sang EU.

Vinamilk, một trong những thương hiệu phát triển bền vững, duy trì phát triển thương hiệu xanh.  Ảnh: DN cung cấp
Vinamilk, một trong những thương hiệu phát triển bền vững, duy trì phát triển thương hiệu xanh. Ảnh: DN cung cấp

Thách thức giảm phát thải

Tại Hội nghị tập huấn “Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh vào thị trường châu Âu”, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Tiểu ban tăng trưởng Xanh thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tổ chức ngày 27/5/2025, các chuyên gia, doanh nghiệp đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm nâng cao năng lực xuất khẩu xanh để tuân thủ quy định và tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng vào các thị trường lớn, đặc biệt là châu Âu.

Bà Hồ Thị Quyên, Phó Giám đốc ITPC cho biết, trong bối cảnh toàn cầu đang nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và phát triển bền vững, Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai CBAM nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sản xuất sạch.

Đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Để duy trì và mở rộng thị phần tại thị trường EU, việc tuân thủ các quy định mới như CBAM là điều tất yếu.

CBAM không chỉ yêu cầu minh bạch về lượng phát thải carbon trong quá trình sản xuất mà còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ sạch và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường.

Theo bà Quyên, CBAM hiện đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2023 đến hết năm 2025. Trong thời gian này, các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU cần báo cáo lượng phát thải carbon trực tiếp và gián tiếp trong quá trình sản xuất, nhưng chưa phải nộp thuế carbon. Từ ngày 1/1/2026, CBAM sẽ chính thức áp dụng, yêu cầu các doanh nghiệp mua chứng chỉ CBAM tương ứng với lượng phát thải trong sản phẩm xuất khẩu sang EU.

Bà Nina Miron Claudia, Chuyên viên chính sách của Tổng cục Thuế và Liên minh Hải quan châu Âu khẳng định CBAM là một công cụ then chốt của Ủy ban châu Âu nhằm thúc đẩy quá trình phi carbon hóa. Cơ chế này tuân thủ các chính sách quốc tế và cam kết pháp lý của EU, bao gồm cả tính tương thích với Tổ chức Thương mại thế giới. CBAM cũng tính đến giá carbon mà các nhà khai thác ở nước thứ ba đã thực trả.

Theo bà Nina Miron Claudia, Ủy ban châu Âu đã đề xuất các biện pháp đơn giản hóa CBAM, như giới thiệu ngưỡng tối thiểu mới là 50 tấn/nhà nhập khẩu/năm đối với tổng lượng nhập khẩu sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón, nhằm giảm gánh nặng hành chính cho các nhà nhập khẩu nhỏ mà vẫn đảm bảo hiệu quả về môi trường. CBAM khẳng định sự cởi mở đối với các nỗ lực phi carbon hóa ở các nước thứ ba thông qua phương pháp luận “phát thải thực tế” và khấu trừ giá carbon đã trả ở các nước này

Hướng đến xuất khẩu xanh

Đề cập về chủ đề hỗ trợ xuất khẩu, TS. Nguyễn Phương Nam, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn và Dịch vụ Đổi mới khí hậu Klinova đã chia sẻ với các doanh nghiệp về lộ trình kỹ thuật và chiến lược chi tiết cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tuân thủ CBAM của EU.

CBAM nhìn chung đặt ra không ít thách thức cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, bao gồm các yêu cầu ngày càng cao về báo cáo phát thải, sự phức tạp trong thu thập số liệu và mức độ cạnh tranh gia tăng khi các nhà nhập khẩu EU sẽ ưu tiên hàng hóa có cường độ phát thải thấp.

Để đối phó các quy định mới, TS. Nguyễn Phương Nam khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu kỹ về CBAM, rà soát quy trình sản xuất và xây dựng cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện kiểm kê phát thải và cường độ phát thải trên mỗi sản phẩm, từ đó lên kế hoạch giảm nhẹ phát thải một cách hiệu quả, ví dụ như sử dụng năng lượng tái tạo và tối ưu hóa công nghệ.

Với kinh nghiệm từ doanh nghiệp, ông Tạ Văn Thuận, Trưởng phòng Kinh doanh quốc tế, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chia sẻ chiến lược sản xuất theo xu hướng chuyển dịch xanh và giảm phát thải trong phân bón. Ông Thuận cho biết PVCFC, thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đặt mục tiêu giảm 80.000 tấn/năm lượng khí thải CO₂ trước năm 2030 và 220.000 tấn/năm vào năm 2050.

Công ty đã áp dụng các giải pháp bao gồm tăng cường thu hồi CO₂ từ khí thải, thử nghiệm sản xuất hydro ít phát thải, sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời và biomass. Công ty cũng dự kiến ra mắt ít nhất 2 sản phẩm phân bón phát thải thấp mới trước năm 2050, tập trung vào nguyên liệu thân thiện môi trường.

Theo bà Hồ Thị Quyên, việc tuân thủ CBAM không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý mà còn đòi hỏi sự chủ động từ phía doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư vào công nghệ sạch, cải thiện quy trình sản xuất, xây dựng hệ thống quản lý phát thải và nâng cao năng lực báo cáo, xác minh dữ liệu phát thải.

“Việc chuyển đổi sản xuất xanh không chỉ có ý nghĩa quan trọng với mỗi doanh nghiệp mà còn tác động tới cả chuỗi cung ứng. Khi một đơn vị cung ứng giảm phát thải, các doanh nghiệp trong chuỗi hoạt động cũng sẽ đến gần hơn với mục tiêu về đạt mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.”- bà Quyên nhấn mạnh.

Lê Thu

Tin liên quan

Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

(HQ Online) - Xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2024 sang thị trường EU đã rời vị trí top đầu xống vị trí thứ 4. Các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội XK cá tra sang EU trong năm nay.
Doanh nghiệp trước cơ hội mới trong xuất khẩu xanh, bền vững

Doanh nghiệp trước cơ hội mới trong xuất khẩu xanh, bền vững

(HQ Online) - Trao đổi với Tạp chí Hải quan, bà Lý Kim Chi (ảnh), Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM cho rằng, mặc dù doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức từ thị trường toàn cầu, nhưng các xu hướng tiêu dùng mới như thực phẩm xanh, sản phẩm thay thế, hay yêu cầu truy xuất nguồn gốc ngày càng cao đã mở ra một lộ trình phát triển đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành lương thực thực phẩm.
Xe điện Trung Quốc “rẽ lối” trong chiến lược tiếp cận thị trường EU

Xe điện Trung Quốc “rẽ lối” trong chiến lược tiếp cận thị trường EU

Ủy ban châu Âu cho rằng các khoản trợ cấp không công bằng từ Chính phủ Trung Quốc đã góp phần tạo ra 3 triệu xe điện dư thừa mỗi năm tại nước này, gấp đôi quy mô thị trường EU.
Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Việc Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT mở đường cho phân quyền mạnh mẽ trong cấp C/O, giúp doanh nghiệp xuất khẩu tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và tăng khả năng tận dụng ưu đãi từ các FTA.
Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%

Tổng dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu (XK) trong 5 tháng đầu năm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt 146.500 tỷ đồng, tăng 42% so với thời điểm cuối năm 2024, tăng 52% so với cùng kỳ.
7 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ được hưởng thuế suất 0%

7 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ được hưởng thuế suất 0%

Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố kết quả chính thức mức thuế chống bán phá giá cá tra phile đông lạnh Việt Nam, 7 doanh nghiệp Việt Nam được hưởng thuế 0%.
Gần 2.400 tấn vải quả tươi xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn

Gần 2.400 tấn vải quả tươi xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn

Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, từ 23/5 (thời điểm có lô vải quả tươi XK đầu tiên) đến ngày 19/6, tổng sản lượng vải quả tươi XK qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn đạt gần 2.400 tấn, tăng hơn 1.000 tấn so với cùng kỳ năm 2024.
Lạng Sơn hội đàm với Quảng Tây (Trung Quốc) để thúc đẩy thông quan hàng hóa

Lạng Sơn hội đàm với Quảng Tây (Trung Quốc) để thúc đẩy thông quan hàng hóa

Nhằm đẩy mạnh thông quan các mặt hàng nông sản, trái cây tươi qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chủ động hội đàm trực tuyến với Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) về việc cùng thúc đẩy thông quan mặt hàng hoa quả tươi trong thời kỳ cao điểm.
Bị áp thuế chống bán phá giá cao, doanh nghiệp tôm phản ứng

Bị áp thuế chống bán phá giá cao, doanh nghiệp tôm phản ứng

Doanh nghiệp tôm Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá sơ bộ lên đến 35,29%, mức cao chưa từng có trong 19 năm qua. Các doanh nghiệp khẩn thiết đề nghị DOC cân nhắc lại.
Doanh nghiệp tôm Việt cần lưu ý gì khi mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc?

Doanh nghiệp tôm Việt cần lưu ý gì khi mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc?

Tôm Việt xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng 3 con số trong những tháng đầu năm 2025. Đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt trước tác động thuế quan của Mỹ.
EU “soi” hơn 400.000 tấn nhựa PET Việt Nam

EU “soi” hơn 400.000 tấn nhựa PET Việt Nam

Ngày 22/5, Ủy ban châu Âu (EC) chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa PET có xuất xứ từ Việt Nam, nhập khẩu vào thị trường EU. Đây là loại nhựa được sử dụng phổ biến trong sản xuất chai, lọ, bao bì thực phẩm – mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đáng kể của Việt Nam sang thị trường này.
Mỹ chuẩn bị điều tra kép gỗ dán Việt Nam

Mỹ chuẩn bị điều tra kép gỗ dán Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm gỗ dán cứng và gỗ dán trang trí nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia. Động thái được khởi xướng bởi Hiệp hội Thương mại Công bằng với Gỗ dán cứng Hoa Kỳ.
Trái cây mùa vụ thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang Thái Lan

Trái cây mùa vụ thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang Thái Lan

Nhiều hàng hóa là đặc sản, trái cây Việt Nam đang được đẩy mạnh xuất khẩu sang Thái Lan thông qua kết nối trực tiếp của Tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Sau kiến nghị của doanh nghiệp sẽ có hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng

Sau kiến nghị của doanh nghiệp sẽ có hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng

Ngày 21/5, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã gửi giấy mời đại diện UBND 5 tỉnh Tây Nguyên và các đơn vị có liên quan tham dự hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng, sau khi nhận được kiến nghị của Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk.
Cơ hội lớn cho hàng hóa xuất nhập khẩu khi có thêm nhiều tuyến vận tải mới

Cơ hội lớn cho hàng hóa xuất nhập khẩu khi có thêm nhiều tuyến vận tải mới

Nhiều tuyến dịch vụ vận chuyển mới được các hãng tàu ký kết với các cảng biển Việt Nam đưa vào hoạt động, tạo cơ hội lớn cho hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Sửa Thông tư về xuất khẩu gạo: Cắt gọn thủ tục, tăng hiệu quả quản lý

Sửa Thông tư về xuất khẩu gạo: Cắt gọn thủ tục, tăng hiệu quả quản lý

Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Thông tư số 30/2018/TT-BCT về kinh doanh xuất khẩu gạo, với trọng tâm là tinh gọn thủ tục báo cáo, bỏ quy định không còn phù hợp, đồng thời áp dụng công nghệ trong quản lý dữ liệu ngành hàng.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Nâng cao hiệu quả chống buôn lậu “một mũi tên trúng ba đích”

Nâng cao hiệu quả chống buôn lậu “một mũi tên trúng ba đích”

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tiếp tục phức tạp, với nhiều vụ việc nghiêm trọng phát hiện trên đường biển, đường bộ và hàng không.
Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam

Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam

Alibaba.com vừa khởi động Cuộc thi toàn cầu CoCreate Pitch, với tổng giá trị giải thưởng lên tới 1 triệu USD dành cho các SME trên toàn cầu.
Quế Việt Nam trở thành “vàng nâu” triệu đô toàn cầu

Quế Việt Nam trở thành “vàng nâu” triệu đô toàn cầu

Ngành quế Việt đang vươn mình thành “vàng nâu” triệu đo, khẳng định vị thế xuất khẩu toàn cầu với đà tăng trưởng và xuất siêu ấn tượng.
Hệ thống CNTT hải quan vận hành ổn định theo mô hình chính quyền mới

Hệ thống CNTT hải quan vận hành ổn định theo mô hình chính quyền mới

Hệ thống thông quan của ngành Hải quan tiếp nhận bình quân hàng chục nghìn tờ khai xuất nhập khẩu/ngày, quy mô kim ngạch bình quân cũng đạt hơn 2 tỷ USD/ngày.
Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp

Hải quan Hà Nam lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, là đối tác hợp tác để kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc và đưa ra các giải pháp tháo gỡ.
(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
(INFOGRAPHICS) Lộ trình chuyển đổi toàn diện cho hộ, cá nhân kinh doanh

(INFOGRAPHICS) Lộ trình chuyển đổi toàn diện cho hộ, cá nhân kinh doanh

Từ năm 2026, chính sách thuế được định hướng phân loại hộ và cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm dựa trên mức doanh thu để áp dụng các phương pháp quản lý phù hợp.
Phiên bản di động