Đề xuất ưu tiên phát triển hệ thống cảng biển nước sâu
Vì sao chưa thể phát triển?
Theo VAFI, tuy nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và ngân sách dành cho phát triển kinh tế- xã hội tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long nhưng các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo hơn các tỉnh, thành phố gần các khu cảng biển lớn.
Nguyên nhân là do vị trí địa lý tại các vùng này không tự nhiên tạo cảng biển nước sâu, trong khi đó, các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu luôn ưu tiên số một là lựa chọn nhà máy sản xuất gần các cảng biển lớn vì chi phí logistics thấp. Nếu chọn miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long thì chi phí logistics rất cao, thời gian vận chuyển hàng hóa, vật tư kéo dài làm cho giá vốn hàng tồn kho tăng cao.
Chính vì vậy, theo VAFI để kinh tế miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long nhanh chóng tiến kịp các tỉnh thành phố gần các khu cảng biển lớn như Hải Phòng, Sài Gòn, Bà Rịa-Vũng Tàu thì nhà nước cần chính sách ưu tiên phát triển hệ thống cảng nước sâu tại miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long. Khi đã có khu cảng hiện đại, các nhà đầu tư sẽ tới đầu tư.
Phân tích kĩ hơn về đề xuất này, dẫn chứng bài học thành công từ xây dựng cảng biển nước sâu Lạch Huyện, theo VAFI, nếu không có cảng nước sâu Lạch Huyện thì bây giờ khu cảng Hải Phòng đã quá tải, cước phí bốc xếp tăng cao và quan trọng là hàng ngàn dự án đầu tư mới triển khai ở khu vực phía Bắc trong các năm qua sẽ không xuất hiện. Không có nhà đầu tư nào dại dột bỏ vốn vào địa bàn ách tắc giao thông, chi phí vận chuyển lên cao.
Cảng nước sâu Lạch Huyện ra đời đã mở ra những tuyến tàu xuyên đại dương, thu hút tàu trên 100.000 DWT, giúp cộng đồng doanh nghiệp phía Bắc có chi phí logistics thấp hơn so với trước kia, thời gian vận chuyển hàng hóa nhanh hơn, nhất là các thuyền xuyên Thái Bình Dương. “Phải nói rằng chủ trương xây dựng cảng Lạch Huyện của Đảng và Nhà nước là hết sức đúng đắn, nhà nước chỉ bỏ ra 1 tỷ USD nhưng thu được lợi ích vô cùng to lớn. Bài học xây dựng cảng nước sâu Lạch Huyện cần được nhân rộng cho việc xây dựng hệ thống cảng biển nước sau các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long”, VAFI nhấn mạnh.
VAFI cho rằng cần xây dựng hệ thống cảng container miền Trung liên kết với nhau, hệ thống này gồm các cảng: Quy Nhơn, Dung Quất, Liên Chiểu, Quảng Trị, Nghi Sơn. Ảnh: Thái Bình. |
Ưu tiên bán đấu giá cổ phần nhà nước
Những năm qua Quảng Ngãi đã thu hút được một số nhà đầu tư lớn như trong lĩnh vực dầu khí, sắt thép… nhưng vẫn còn trăn trở khi cảng nước sâu Dung Quất chưa tổ chức được các tuyến tàu container trong nước và quốc tế. Chi phí logistics còn cao, thời gian vận chuyển hàng hóa còn dài. Doanh nghiệp đến với Quảng Ngãi còn khiêm tốn. Mới đây, Quãng Ngãi đã thu hút được Tập Đoàn Hòa Phát tới đầu tư hàng tỷ đô la, tạo đột phát cho kinh tế địa phương phát triển. Khi khu liên hợp thép Hòa Phát Dung Quất đi vào hoạt động, sẽ có hàng triệu tấn hàng hóa được vận chuyển bằng tàu container, từ lợi thế này mà Tập đoàn Hòa Phát dễ dàng thu hút được các hãng tàu container vào khai thác và như vậy các doanh nghiệp hoạt động tại Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận sẽ có điều kiện vận chuyển hàng hóa bằng tàu container.
Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang triển khai nghiên cứu Dự án cảng nước sâu Trần Đề. Với khối lượng hàng xuất nhập khẩu lớn như hiện nay thì khi cảng Trần Đề được xây dựng, sẽ dễ dàng hình thành ngay các tuyến tàu container quốc tế và khi đó chắc chắn rằng vốn đầu tư sẽ đổ mạnh vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáng chú ý, VAFI cho rằng cần xây dựng hệ thống cảng container miền Trung liên kết với nhau, hệ thống này gồm các cảng: Quy Nhơn, Dung Quất, Liên Chiểu, Quảng Trị, Nghi Sơn. Theo đó, để cảng Quy Nhơn, Đà Nẵng thực sự đổi mới thì Chính phủ nên bán đấu giá 51% cổ phần nhà nước tại Công ty Cổ phần cảng Quy Nhơn và Đà Nẵng cho các hãng tàu nước ngoài đang có kinh nghiệm khai thác tại Việt Nam với điều kiện các doanh nghiệp này phải thường xuyên tổ chức được các tuyến tàu container quốc tế. Tương tự. với cảng Liên Chiểu cũng nên lựa chọn đấu thầu quốc tế công khai với điều kiện nhà đầu tư phải cam kết mở được các tuyến tàu container quốc tế….
Khi các cảng miền Trung nói trên thực sự trở thành cảng nước sâu và có các tuyến tàu container quốc tế được đưa vào khai thác thường xuyên, VAFI tin rằng kinh tế miền Trung sẽ cất cánh và cơ cấu kinh tế các tỉnh sẽ nhanh chóng chuyển dịch để trở thành các tỉnh công nghiệp…
Tin liên quan
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển sớm chuyển đổi xanh
08:38 | 10/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Tây Nguyên
08:56 | 06/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bóc thủ đoạn giấu ma túy, hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo
Đột phá cho chuyển đổi số
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics