Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cụm cảng Sơn Dương - Vũng Áng (Hà Tĩnh). Ảnh: H.Nụ |
Mặc dù thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có nhiều khởi sắc và dư địa mở rộng thị trường còn rất lớn, song cũng tồn tại rất nhiều thách thức lớn, trong đó có việc các nước tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến nay, đã có 270 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 25 thị trường và vùng lãnh thổ điều tra đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Trong đó, đứng đầu là các vụ điều tra chống bán phá giá (148 vụ việc), tiếp đó là các vụ việc tự vệ (54 vụ việc), chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (38 vụ việc) và chống trợ cấp (30 vụ việc).
Riêng năm 2024, trong số 28 vụ việc phòng vệ thương mại bị nước ngoài khởi xướng điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mới phát sinh của 12 thị trường, có tới 13 vụ việc từ thị trường Hoa Kỳ.
Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ cho biết, Hoa Kỳ cũng là quốc gia áp dụng nhiều nhất các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm điều tra chống trợ cấp và chống bán phá giá, tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như đồ gỗ, thủy sản, dệt may, da giày…
Các cuộc điều tra xác định liệu các sản phẩm này có được trợ cấp từ chính phủ hay bán với giá thấp hơn giá trị thực tế, gây thiệt hại cho ngành sản xuất Hoa Kỳ hay không.
Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng siết chặt các quy định nhằm ngăn chặn hành vi chuyển tải, gian lận nguồn gốc xuất xứ để hưởng lợi.
Bên cạnh các vụ việc điều tra, Hoa Kỳ cũng yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe đối với các sản phẩm nông sản, thủy sản nhập khẩu. Hoa Kỳ cũng thay đổi quy trình rà soát hàng năm theo hướng tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại, tạo ra áp lực lớn hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã kịp thời hoàn tất điều tra một số vụ việc phòng vệ thương mại khởi xướng từ năm 2023 và rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đòi hỏi xử lý trong năm 2024.
Cùng sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin hướng dẫn trả lời bản câu hỏi; nghiên cứu lập luận tại các giai đoạn cụ thể của từng vụ việc; đồng thời, nghiên cứu các kết luận và gửi thư tham vấn với cơ quan điều tra nước ngoài.
Tháng cuối hàng quý, Bộ Công Thương đã cập nhật danh sách cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh phòng vệ thương mại gửi các bộ, ngành, UBND các tỉnh, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để phối hợp theo dõi.
Công tác cảnh báo sớm cũng như hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua đã đem lại một số kết quả tích cực.
Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh việc ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài áp dụng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trước bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá hoặc được trợ cấp gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất trong nước, công tác khởi kiện, điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được tăng cường.
Tính đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 30 vụ việc phòng vệ thương mại và đã áp dụng 22 biện pháp với hàng hóa nhập khẩu; hiện đang có 16 biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực.
Năm 2024, Bộ Công Thương tiếp tục điều tra, rà soát 7 vụ việc đã khởi xướng trong năm 2023; khởi xướng điều tra 3 vụ việc mới, khởi xướng rà soát 3 vụ việc rà soát cuối kỳ; tiếp nhận và xử lý 7 hồ sơ đề nghị điều tra và rà soát mới.
Việc triển khai các giải pháp này nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ hợp pháp các ngành sản xuất trong nước.
Tin liên quan
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhanh và trên diện rộng
13:44 | 16/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD sau 11 tháng
15:53 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
17:17 | 16/12/2024 Kinh tế
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
16:50 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra sắp cán đích 2 tỷ USD
14:56 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Mở đường để nông sản Việt Nam "thăng hoa" tại Trung Quốc
08:11 | 16/12/2024 Kinh tế
Hà Nội: Hỗ trợ tối đa để liên kết sản xuất, tiêu dùng bền vững nông sản
14:33 | 15/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
Phát triển nhà máy thông minh: Doanh nghiệp đã sẵn sàng
Masan High-Tech Materials thoái vốn thành công tại H.C.Starck
Hải quan Bắc Ninh hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics