Bốn lý do khiến biến thể Ấn Độ dễ lây lan như cháy rừng
Hình vẽ SARS-CoV-2 trên tường ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AFP |
Theo tờ StraitsTimes, Tiến sĩ Sebastian Maurer-Stroh, chuyên gia virus và là Giám đốc điều hành Viện Tin sinh học tại Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu Singapore, đã chỉ ra 4 đặc điểm điển hình của B1617.
Ông sử dụng một trong ba phiên bản của biến thể B1617, đó là phiên bản thứ hai: B16172 để làm rõ điều gì khiến biến thể này khác biệt hẳn. Biến thể B16172 dường như đã át biến thể B16171 ở Singapore và toàn cầu. Phiên bản thứ ba là B16173 hiếm hơn.
Các đột biến giúp biến thể Ấn Độ bám dính thụ thể ACE2
Thụ thể ACE3 là protein thụ thể trong tế bào vật chủ. Các thụ thể này xuất hiện trong nhiều khu vực của cơ thể, trong đó có các bộ phận hệ hô hấp và được SARS-CoV-2 chọn làm điểm xâm nhập cơ thể.
Virus SARS-CoV-2 vào trong tế bào vật chủ thông qua protein gai trên bề mặt virus. Protein gai này và các thụ thể có hình dạng không gian ba chiều đặc biệt, giúp chúng dính vào nhau. Virus chỉ gắn vào các tế bào có các thụ thể này.
Protein gai gắn vào một thụ thể ACE2 trong tế bào vật chủ rồi được một enzyme khác kích hoạt.
Các nhà khoa học cho rằng đột biến L452R và đột biến T478K khiến virus SARS-CoV-2 dễ bám vào thụ thể hơn và dễ xâm nhập tế bào hơn. Nhờ đó, virus có thể lây lan ra nhiều tế bào hơn.
Tuy nhiên, lây lan dễ hơn không có nghĩa là virus có thể khiến con người mắc bệnh nặng hơn. Đa số biến thể dễ lây hơn thường không gây triệu chứng bệnh hoặc khiến bệnh nặng hơn.
Giảm bám vào kháng thể
T478K và các đột biến khác dường như khiến virus ít dính vào kháng thể. Trong phản ứng miễn dịch hoàn chỉnh, có nhiều loại kháng thể kết hợp với nhau.
Mặc dù chưa chứng minh đột biến T478K khiến virus ít dính vào kháng thể hơn, nhưng dữ liệu hiện có cho thấy có mối liên quan này. Đột biến E484K trong biến thể B1351 (Nam Phi) và P1 (Brazil) ở cùng ví trí như đột biến T478K, nên có thể các biến thể này gây ra tác động giống nhau.
Mặc dù một đột biến có thể giảm hiệu quả vaccine nhưng không đủ để vô hiệu hóa hoàn toàn.
Tiêm chủng và miễn dịch tự nhiên sau các lần mắc bệnh vẫn rất hiệu quả trong giảm nguy cơ mắc COVID-19 và lây lan bệnh cho người khác, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh nặng nếu chẳng may tái nhiễm, kể cả nhiễm biến thể mới.
Protein gai ổn định hơn
Đột biến D614G rất thành công trong tăng cường tính ổn định cho protein gai của virus và gần như nó xuất hiện trong mọi biến thể. D614G khiến protein gai có hình dạng mở hơn, bề mặt rộng hơn để tương tác dễ hơn với thụ thể ACE2, nhờ đó tăng tính lây lan.
Protein gai ổn định hơn cũng có nghĩa là bề mặt virus SARS-CoV-2 có nhiều protein gai hơn, tăng cơ hội cho virus trong xâm nhập tế bào vật chủ.
Đột biến D614G khiến virus lây lan dễ hơn, khiến người bệnh có nhiều virus hơn nhưng không khiến bệnh nặng hơn.
Tốc độ phân chia nhanh hơn
Protein gai cần tách thành hai phần để thay đổi cấu trúc cần thiết nhằm xâm nhập tế bào.
Đột biến như P681R có thể thay đổi tốc độ phân chia và do đó làm nó dễ lây lan hơn. Tuy nhiên, điều này chưa được xác nhận về mặt thí nghiệm.
Trong khi đó, theo tờ Global Times, biến thể Ấn Độ đang hoành hành mạnh đặc biệt ở châu Á, gây ra các làn sóng COVID-19 mới ở nhiều nước như Singapore, Thái Lan, Nepal, Malaysia…
Biến thể B1617 đã khiến Malaysia phải áp đặt phong tỏa toàn quốc từ tháng 6. Tại Nepal, cơ sở y tế đã tới giới hạn chịu đựng khi mà số ca mắc hàng ngày tăng vọt. Số ca mắc ở Thái Lan cũng tăng mạnh, trong đó 82% số ca mới xuất hiện từ tháng 4.
Không chỉ châu Á, các khu vực khác cũng lo ngại về biến thể B1617. Ở châu Âu, xuất hiện nhiều lời kêu gọi xem xét lại kế hoạch mở cửa trở lại của Anh vì lo sợ biến thể này có thể kích hoạt làn sóng dịch bệnh mới.
Tin liên quan
Hải quan TPHCM phối hợp bắt đối tượng nhập lậu hơn 700 viên kim cương
16:54 | 29/10/2024 An ninh XNK
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hội nghị BRICS: Ấn Độ-Trung Quốc nỗ lực cải thiện quan hệ song phương
08:41 | 24/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK