Bầu cử Mỹ 2020: Tài đánh lạc hướng của Trump và thế khó của Biden
Tài đánh lạc hướng của Trump
Những cuộc biểu tình đã nổ ra ở nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ sau khi một người đàn ông da màu tên là George Floyd bị cảnh sát ghì chết. Tình hình bất ổn đã tạo ra những thách thức lớn cho Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden trong chiến dịch tranh cử Tổng thống vào tháng 11 tới.
| |
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP |
Tuy nhiên, trái với nhận định của một số nhà quan sát, dịch Covid-19 và cuộc biểu tình vụ George Floyd có lẽ không khiến ông Trump mất đi ưu thế so với các ứng viên tranh cử khác, mặc dù các cuộc khảo sát gần đây đều cho thấy Tổng thống Mỹ đang bị ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden dẫn trước.
Kể từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt trong Thế chiến II, gần như chưa có Tổng thống nào đối mặt với một nhiệm kỳ có nhiều người Mỹ tử vong vì 1 nguyên nhân như ông Trump.
Điều tồi tệ hơn là các cuộc biểu tình ở thành phố Minneapolis cho thấy một kết cấu xã hội không ổn định có thể trở nên gay gắt như thế nào do lệnh phong tỏa Covid-19. Người Mỹ đã không cùng nhau chống lại đại dịch. Thay vào đó, họ đã để thảm họa y tế công cộng này chia rẽ sâu sắc những khác biệt về sắc tộc, kinh tế, giai tầng và tư tưởng.
Dĩ nhiên, với cương vị là một Tổng thống và cũng là một ứng viên tranh cử, ông Trump luôn tìm cách biến khủng hoảng thành lợi thế của mình hoặc ít nhất là nỗ lực để tránh bị đổ lỗi vì những cuộc khủng hoảng đó. Trong đại dịch Covid-19, nhà lãnh đạo Mỹ hướng sự chú ý của dư luận về phía Trung Quốc khi gọi virus SARS-CoV-2 là "virus Trung Quốc", đồng thời cáo buộc Bắc Kinh không thể đối phó với đại dịch khiến dịch bệnh lây lan ra toàn cầu. Trong các cuộc biểu tình vụ George Floyd, ông Trump đã đổ lỗi cho các thống đốc và thị trưởng vì đã hành động "yếu đuối".
Trước vụ việc ở thành phố Minneapolis, nước Mỹ cũng đã chứng kiến nhiều cuộc biểu tình leo thang thành căng thẳng sắc tộc, vốn vẫn luôn là một vết rạn trong xã hội như vụ việc ở Detroit (1967), Los Angeles (1992) và Ferguson, Missouri (2014). Tổng thống Trump có lẽ không thể hàn gắn được những căng thẳng sắc tộc ở Mỹ trong nhiệm kỳ của mình nhưng ông luôn hiểu rõ và khai thác tối đa một thực tế rằng, ông không phải là người gây ra những cuộc khủng hoảng này, từ Covid-19 cho tới biểu tình vụ George Floyd.
Chĩa mũi dùi vào đảng Dân chủ
Một điều dường như có lợi cho Tổng thống Trump là Minneapolis là một thành phố đa phần là thành viên của đảng Dân chủ. Ông Trump sẽ tìm cách tận dụng điểm này bằng cách xoáy vào những thất bại trong việc đáp ứng các yêu cầu của cử tri da màu của các lãnh đạo bang là thành viên đảng Dân chủ.
Ông Trump cũng có thể tuyên bố rằng trong nhiều thập kỷ, chính sách của đảng Dân chủ tại bang Minnesota, trong đó có 8 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama đã khiến Minneapolis trở thành một trong những thành phố bất bình đẳng nhất về sắc tộc ở Mỹ.
Năm 2016, ông Trump đã đặt ra một câu hỏi nối tiếng với người Mỹ gốc Phi rằng liệu các lãnh đạo đảng Dân chủ đã làm được bất kỳ điều gì để cải thiện cuộc sống của họ hay chưa. Nhà lãnh đạo Mỹ sẽ lặp lại thông điệp này trong những tháng tranh cử sắp tới.
Dù tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump lên xuống thất thường trong đại dịch Covid-19 và nhà lãnh đạo Mỹ bị ông Biden dẫn trước trong nhiều cuộc khảo sát nhưng sự ủng hộ của những cử tri đảng Cộng hòa dành cho ông gần như không thay đổi, cho dù ông thể hiện như thế nào trong việc xử lý các cuộc khủng hoảng.
Nhà lãnh đạo Mỹ vẫn duy trì được 80% sự ủng hộ của các cử tri đảng Cộng hòa trong suốt đại dịch Covid-19. Điều đó giúp tỷ lệ tất cả thành phần cử tri ủng hộ ông Trump luôn ở mức ổn định, dao động từ 40 - 50%.
Đó rõ ràng không phải những con số quá tệ. Dù sự lãnh đạo của Tổng thống Trump có liên quan phần nào đến những cuộc khủng hoảng mà nước Mỹ phải đối mặt nhưng nếu các cuộc khảo sát trên phản ánh chân thực tình hình cử tri Mỹ thì đến nay, ông Trump dường như đã tránh được một thảm họa có thể hủy hoại nỗ lực tái tranh cử của ông.
Theo Straits Times, các cuộc khảo sát cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn được tín nhiệm hơn ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden về khả năng chèo lái nền kinh tế Mỹ, thậm chí cả khi 40 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế Mỹ đình trệ do đại dịch Covid-19.
Cuộc khảo sát của Reuters/Ipsos tuần trước cũng cho thấy ông Trump nhận được 42% sự ủng hộ của cử tri trong khi ông Biden nhận được tỷ lệ ủng hộ là 34% về khả năng khôi phục nền kinh tế.
Thế khó của ông Biden
Trong tình hình hiện nay, cựu phó Tổng thống Mỹ Joe Biden lẽ ra sẽ nổi lên như một hình mẫu lãnh đạo nhưng điều này đã không được phản ánh qua các cuộc khảo sát bởi hầu hết các cử tri đều bày tỏ rằng ứng viên này chỉ có những lợi thế mờ nhạt trong cuộc bầu cử sắp tới.
Trong cuộc khảo sát từ ngày 25 - 28/5 của Washington Post và ABC News, mặc dù ông Biden dẫn trước ông Trump ở mức 2 con số (10 điểm) nhưng ông Trump vẫn duy trì được sự ủng hộ của những cử tri trung thành. Trong số những người tham gia nghiêng về bỏ phiếu cho Tổng thống Trump, 87% trong số này nói rằng họ chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho ông vào tháng 11 tới. Trong số những cử tri nghiêng về phía ông Biden, chỉ 68% những người được hỏi nói rằng họ chắc chắn sẽ bầu cho ông.
Ngoài ra, một vấn đề khác nổi lên là nội bộ đảng Dân chủ vẫn tồn tại nhiều bất hòa trong khi ông Biden chưa thể hiện được ông là người có khả năng hàn gắn những chia rẽ đó.
Sau những năm 1960, đảng Dân chủ hướng tới sự ủng hộ của những cử tri người Mỹ gốc Phi trong khi đảng Cộng hòa tìm kiếm sự ủng hộ ở những cử tri da trắng ở miền Nam. Đảng Dân chủ nhìn chung đã thành công ở mặt trận này khi giành được từ 85 - 90% sự ủng hộ của những người Mỹ da màu trong các cuộc bầu cử Tổng thống.
Thách thức hiện nay cho ông Biden là làm sao để duy trì sự trung thành của người Mỹ gốc Phi với đảng Dân chủ, trong khi dung hòa được bài toán trách nhiệm trước những thất bại về kinh tế - xã hội trong chính sách của đảng Dân chủ tại những thành phố như Minneapolis.
Giữa bối cảnh chỉ còn vài tháng nữa là cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra, bầu không khí ảm đạm vẫn bao trùm nước Mỹ khi quốc gia này đối mặt với những cuộc khủng hoảng từ y tế, kinh tế cho tới xã hội. Tuy nhiên, theo giáo sư Timothy J. Lynch nghiên cứu về chính trị Mỹ tại Đại học Melbourne (Australia), Mỹ từng đối mặt với nhiều khó khăn thậm chí còn cam go hơn và những thách thức trên sẽ là động lực để quốc gia này trở lại mạnh mẽ hơn./.
Tin liên quan
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Dấu ấn Obama trong chiến dịch của Kamala Harris
08:19 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK