Xuất khẩu quay cuồng với Covid-19
![]() |
Dệt may là ngành hàng điển hình được dự báo sẽ tiếp tục bị sụt giảm kim ngạch XK trong thời gian tới do tác động của dịch Covid-19. Ảnh: N.Thanh. |
Tăng trưởng rất thấp trong quý I
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dịch Covid-19 lây lan mạnh ở các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ, đã ảnh hưởng lớn đến kim ngạch XNK của nhiều mặt hàng.
Tính chung quý I, tổng kim ngạch XNK hàng hóa đạt 115,34 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK đạt 59,08 tỷ USD, tăng 0,5%; NK đạt 56,26 tỷ USD, giảm 1,9%. Xuất siêu quý I năm nay đạt 2,8 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,5 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 4,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 7,2 tỷ USD.
Đi sâu phân tích riêng góc độ XK có thể thấy, trong quý I có 8 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD, chiếm 70,6% tổng kim ngạch XK. Trong đó, điện thoại và linh kiện có kim ngạch XK lớn nhất, đạt 12,4 tỷ USD, chiếm 20,9% tổng kim ngạch XK, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng XK của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, điển hình là các mặt hàng điện thoại và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng…
Về thị trường, trong quý I/2020, Hoa Kỳ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 15,5 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 8,4 tỷ USD, tăng 11,5%; EU đạt 7,5 tỷ USD, giảm 14,9%; ASEAN đạt 6 tỷ USD, giảm 5,2%; Nhật Bản đạt 4,8 tỷ USD, tăng 3,5%; Hàn Quốc đạt 4,5 tỷ USD, giảm 2,7%.
Đánh giá về “bức tranh” XK hàng hóa 3 tháng đầu năm nay, bày tỏ nhiều lo lắng, ông Bùi Trọng Tú, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ (Tổng cục Thống kê) nhấn mạnh, tăng trưởng XK quý I đang ở mức độ rất ít so với cùng kỳ năm trước. Còn chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng trao đổi với phóng viên Báo Hải quan lại đưa ra cái nhìn bớt ảm đạm hơn khi phân tích, dù tốc độ tăng trưởng XK quý đầu tiên của năm nay khá thấp nhưng vẫn là có tăng trưởng, Việt Nam vẫn xuất siêu. Điều này thể hiện rằng, XK thời gian qua dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 nhưng nhịp độ đó có thể chấp nhận được.
Sụt giảm trầm trọng ở quý II
Những ngày gần đây, các ngành hàng XK chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm từ gỗ… liên tục đón nhận những thông tin không mấy khả quan từ các thị trường NK chính, điển hình là Mỹ và EU.
Nhận định khó khăn, thách thức gây ra từ dịch Covid-19 đã tạo ra cuộc khủng hoảng chưa từng có trong tiền lệ hơn 20 năm qua của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đại diện lãnh đạo Vinatex cho hay: Trong thời gian từ trung tuần tháng 3/2020 liên tiếp có những đơn hàng bị hủy, dừng, tạm ngừng, dẫn đến tình trạng hầu hết các đơn vị thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5/2020. Đáng chú ý, thương hiệu càng cao thì tỷ lệ cắt giảm hàng càng lớn và chưa có tín hiệu nào về thời gian phục hồi.
Vinatex dự đoán tình hình thị trường nội địa cũng sẽ sụt giảm khi kinh tế tăng chậm. Trong khi đó, Trung Quốc đã hoạt động trở lại và cầu thị trường thấp sẽ dẫn tới một đợt giảm giá mạnh toàn cầu, dự kiến giá giảm trên 20%. Tình hình này dẫn đến áp lực lớn lên các DN ngành dệt may cả về tài chính và lao động. Nếu không có sự điều chỉnh về chính sách, khả năng nhiều DN sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4/2020. Lao động thiếu việc làm từ 30% tới 50% trong tháng 4 và tháng 5/2020.
“Thiệt hại ước tính với ngành dệt may lên tới trên 5 nghìn tỷ đồng nếu 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 4/2020 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 5/2020 (riêng Vinatex ước tính thiệt hại 403 tỷ đồng). Đặc biệt, nếu tình hình kéo dài thêm thì mỗi tháng ngành sẽ thiệt hại tới 3 nghìn tỷ đồng”, đại diện Vinatex đưa ra tính toán cụ thể.
Ngành hàng XK cả chục tỷ USD khác là gỗ và sản phẩm từ gỗ cũng không mấy khả quan. Theo báo cáo sơ bộ từ các hiệp hội gỗ địa phương và các DN chế biến gỗ, từ giữa tháng 3 cho tới nay, ngành đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, thị trường XK chiếm 50% thị phần là Mỹ đã có trên 80% nhà mua hàng xuất sang thị trường này thông báo dừng mua hàng, hủy đơn hàng đợi tình hình mới. Với thị trường EU, 81% DN đã nhận được thông báo hủy và giãn đơn hàng. Các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng giảm từ 60-80%. Hơn thế nữa, có 96% DN có quan hệ vay vốn ngân hàng và chịu áp lực về lãi vay cũng như thời gian trả nợ.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho hay: Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, hiện tại các khách hàng không tới nhà máy duyệt mẫu do đó các DN gỗ Việt chưa ký được đơn hàng mới cho mùa hàng 2020 – 2021. Do vậy nhiều nhà máy tiền ẩn nguy cơ đóng cửa và ngừng hoạt động trong thời gian tới.
Qua vài nét “phác thảo” triển vọng XK trong thời gian tới của những ngành hàng XK hàng chục tỷ USD như trên đã giúp hình dung phần nào “bức tranh” XK hàng hóa quý II của Việt Nam không có nhiều “mảng màu” tươi sáng, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa biết khi nào sẽ kết thúc. Nói như ông Bùi Trọng Tú thì: “Thời gian gần đây, dịch Covid 19 bùng phát mạnh ở EU, Mỹ. Hầu như các đơn hàng của DN ở Mỹ, EU đang tạm dừng. Nếu quý II dịch tiếp tục bùng phát thế này, chắc chắn ảnh hưởng đến XK của Việt Nam, không giữ được như hiện nay nữa vì hai thị trường này tương đối lớn, đặc biệt với các ngành hàng như dệt may, da giày, thủy sản”.
Niềm hy vọng mang tên EVFTA
Bên cạnh những thông tin không mấy khả quan, các tiến triển của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã thổi một luồng gió hy vọng mới vào “bức tranh” XK hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới.
Ngày 30/3, Hội đồng châu Âu (EC) đã quyết định thông qua EVFTA sau khi Hiệp định này đã được Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào ngày 12/2. Dự kiến, EVFTA có thể có hiệu lực ngay từ tháng 7/2020. Tại thời điểm đó, dự báo dịch Covid-19 cũng đã được kiểm soát tốt hơn trên phạm vi toàn cầu.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhận định, khi EVFTA có hiệu lực, XK sang EU có thể đạt mức tăng trưởng khá trên 20% trong năm nay và con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong cá năm tiếp theo. Một trong những mặt hàng XK có nhiều lợi thế là thủy sản. Hiệp định EVFTA có hiệu lực, thủy sản Việt Nam sẽ cạnh tranh được với mặt hàng cùng loại của các nước. “Về XK nông, lâm, thủy sản nói chung sang EU, năm 2019 tổng giá trị thu về là 2,6 tỷ USD, chiếm 6,4% tổng kim ngạch XK sang thị trường này. Dự kiến, năm 2020, XK nông, lâm, thủy sản sẽ tăng lên, chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch XK sang thị trường EU”, ông Lâm nói.
Đồng quan điểm EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy XK cho Việt Nam, ông Bùi Trọng Tú phân tích: “Thời gian tới, khi dịch Covid-19 giảm, Việt Nam phải tận dụng tốt Hiệp định EVFTA, tập trung vào những mặt hàng trọng điểm. Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề nằm ở DN. Các DN phải tự mình cải thiện tình hình, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm rõ nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng được các rào cản kỹ thuật… Vì khi tham gia cuộc chơi lớn, chúng ta phải lớn lên mới giành chiến thắng được”.
Về cơ cấu nhóm hàng XK quý I/2020, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 32 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước; chiếm 54,2% tổng kim ngạch hàng hóa XK (tăng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước). Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 20,8 tỷ USD, giảm 0,2% và chiếm 35,3% (giảm 0,2 điểm phần trăm). Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 4,6 tỷ USD, giảm 4,5% và chiếm 7,8% (giảm 0,4 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 1,6 tỷ USD, giảm 11,2% và chiếm 2,7% (giảm 0,4 điểm phần trăm). |
Tin liên quan

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể
14:15 | 05/07/2025 Xu hướng

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại
15:27 | 04/07/2025 Tiêu dùng

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu
08:31 | 04/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam
17:30 | 05/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích
11:05 | 05/07/2025 Xu hướng

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch
10:21 | 04/07/2025 Xu hướng

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
21:00 | 02/07/2025 Xu hướng

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?
20:49 | 02/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm
16:29 | 02/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu
13:40 | 30/06/2025 Cần biết

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
12:30 | 28/06/2025 Xu hướng

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững
10:22 | 28/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%
15:49 | 27/06/2025 Cần biết

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ
11:02 | 27/06/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

Top 5 địa phương tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025 cao nhất sau sáp nhập

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Công bố lãnh đạo chủ chốt của Thuế tỉnh Phú Thọ

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025

Giá vàng trong nước tháng 6/2025 hạ nhiệt, giảm 1,27% so với tháng 5/2025
Lý giải nguyên nhân giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng kỷ lục

10/11 nhóm hàng đẩy CPI tháng 6 lên 0,48%

Bất động sản phía Nam đang “hút” dòng tiền đầu tư từ miền Bắc
