Tìm nguồn tài chính ưu đãi cho các giải pháp "thuận thiên"
Bà Phạm Thị Cẩm Nhung, Điều phối Chương trình khí hậu - năng lượng của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) |
Bà đánh giá như thế nào về thực trạng doanh nghiệp ứng dụng giải pháp dựa vào tự nhiên để phát triển bền vững?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã ưu tiên áp dụng giải pháp dựa vào tự nhiên, hay còn gọi là giải pháp thuận thiên với việc gia tăng đầu tư và có nhiều sáng kiến để thực hiện. Nhiều mô hình của doanh nghiệp ngày càng mở rộng và có tốc độ phát triển cao hơn. Chẳng hạn, WWF Việt Nam đang hỗ trợ các mô hình kinh doanh tại khu vực Trung Trường Sơn với tổng ngân sách khoảng 3 triệu USD như mô hình kinh doanh rừng keo và sâm Ngọc Linh, cà phê sinh thái, phục hồi quản trị rừng để tăng trữ lượng carbon; hay các dự án tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với tổng ngân sách khoảng 7,1 triệu USD như sản xuất lương thực bền vững và thích ứng với khí hậu…
Qua thực tế triển khai, chúng tôi thấy rằng một số giải pháp mà các doanh nghiệp thực hiện với địa phương có thể tăng doanh thu cho cộng đồng lên khoảng 30%, trong khi đó nhiều doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cũng có sự phát triển đáng kể. Hơn nữa, việc thực hiện còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm và tối ưu hoá chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh.
Đâu là thách thức của doanh nghiệp trong vấn đề này, thưa bà?
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng nhận thức về các giải pháp dựa vào tự nhiên nói riêng hay phát triển xanh nói chung của cộng đồng doanh nghiệp còn hạn chế, nên cần phải tăng cường lên. Hơn nữa, việc thực hiện các giải pháp về phát triển xanh còn gặp nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách, chẳng hạn như tiêu chuẩn nào là phát triển xanh cần làm rõ hơn để các doanh nghiệp cùng đồng hành và phát triển với các tổ chức. Ngoài ra, những mô hình phát triển dựa vào tự nhiên còn gặp khó khăn từ khách quan là rủi ro thiên tai khí hậu, bão lũ, hạn hán… nên cần lồng ghép trong các mô hình kinh doanh.
Đặc biệt, các doanh nghiệp còn gặp khó về tài chính. Theo tính toán, ngân sách để thực hiện những giải pháp thuận thiên trên toàn cầu sẽ cần đến hơn 8.000 tỷ USD. Trong khi đó, các chiến lược liên quan đến phát triển bền vững là một bức tranh kinh tế dài hạn với tầm nhìn lên tới 5 năm, 10 năm, thậm chí là 20 năm. Cái khó ở đây là làm thế nào để các doanh nghiệp chuyển đổi nhận thức, ưu tiên phát triển và thực hiện trách nhiệm với môi trường, xã hội hơn là ưu tiên phát triển về kinh tế.
Doanh nghiệp nói nhiều đến khó khăn về tài chính, theo bà, vấn đề này cần những hướng giải quyết ra sao?
Thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đã và đang có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ tích cực cho hoạt động của doanh nghiệp. Vấn đề là làm thế nào để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn lực này. Theo đó, để vay được nguồn tín dụng xanh từ ngân hàng, các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng các tiêu chí của ngân hàng như về tài sản đảm bảo, hồ sơ vay vốn… Các tổ chức tín dụng, quỹ tài chính của các tập đoàn lớn… cũng cần mở rộng kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện, tăng cường nguồn tài chính ưu đãi.
Ngoài ra, cần tích cực thúc đẩy hợp tác công – tư trong lĩnh vực phát triển xanh, cũng như tính toán đúng chiến lược phát triển dựa vào tự nhiên theo từng vùng kinh tế. Chẳng hạn, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên tập trung những giải pháp tổng thể về nông nghiệp, vừa trồng lương thực có giá trị kinh tế hoặc kết hợp nuôi trồng thủy hải sản…
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI
07:51 | 15/01/2025 Hải quan
Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?
15:16 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
11:12 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB cấp tín dụng đến 85% giá trị xe cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor
16:11 | 14/01/2025 Xe - Công nghệ
Nestlé Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược
15:11 | 14/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Quốc tế Long An lần đầu tham dự Hội nghị Portech châu Á
15:04 | 14/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng của 7 ngân hàng có thể quét QR thanh toán tại Lào
21:10 | 12/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam 12 năm vững vàng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”
21:12 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB được hưởng nhiều ưu đãi dịp đầu năm mới
18:51 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chăm lo Tết cho người nghèo
14:48 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB được vinh danh Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
20:47 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
09:45 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
14:24 | 08/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam SuperPort™ ký hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt
12:50 | 08/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cách mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
12:20 | 08/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
Triển vọng tích cực cho doanh số xe điện toàn cầu năm 2025
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics