Sức cuốn hút khó cưỡng của ẩm thực Việt
Ẩm thực Việt có sức cuốn hút rất lớn với du khách quốc tế không chỉ bởi sự phong phú và thơm ngon mà đó còn thể hiện nét đặc sắc trong văn hóa người Việt. |
Chắt lọc tinh hoa
Nói đến Việt Nam, chắc chắn nhiều người nước ngoài biết đến món phở trứ danh. Đây cũng được coi là món ăn đầu tiên của Việt Nam được quốc tế biết đến và ngợi khen. Phở được giới thiệu trang trọng trên nhiều tạp chí ẩm thực thế giới, có mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng cao cấp nhất. Vào năm 2011, Hãng CNN danh tiếng đã bình chọn phở đứng vị trí thứ 28/50 món ăn ngon nhất thế giới.
Tiếp theo phở, người Việt Nam có quyền tự hào khi càng ngày càng có nhiều món ăn, thức uống khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam được tôn vinh trên thế giới. Đó là bún chả, chả giò, gỏi cuốn, bún bò Huế, bánh mì kẹp thịt, bánh xèo, bún riêu cua, bún thang, cà phê trứng... Với nền ẩm thực phong phú được du khách đánh giá cao, tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) 2019 dành cho khu vực châu Á tổ chức giữa tháng 10 vừa qua, Việt Nam vinh dự được nhận giải thưởng Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á.
Cố Giáo sư Trần Văn Khê khi còn sống đã chia sẻ rằng ông đã có cơ hội đi tới hơn 60 quốc gia và thấy mỗi nước có hương vị ẩm thực riêng. Ẩm thực Việt thật sự có những điểm độc đáo, khác lạ. Theo Giáo sư, người Việt ăn toàn diện, không chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi mà bằng ngũ quan. Đã ăn thì mắt phải nhìn thấy màu sắc món ăn, cách trình bày món ăn đẹp, răng phải chạm vào món ăn, mũi phải ngửi được mùi vị hấp dẫn, lưỡi phải cảm nhận được, tai phải nghe được tiếng nhai thức ăn.
Còn theo nghệ nhân ẩm thực Hà thành Phạm Thị Ánh Tuyết, món ăn Việt hầu hết được chế biến từ các loại rau, củ, quả, hạt, thủy, hải sản, và không quá nhiều thịt như món Âu, ít dầu mỡ hơn các món Trung Quốc, không cay như món ăn Thái… Độ ngon của món ăn đều xuất phát từ cách chế biến, chủ yếu là luộc, hấp, nấu, nướng hoặc ăn tươi sống để giữ được hương vị tự nhiên và phương pháp phối hợp các gia vị chua, cay, mặn ngọt.
Người Việt cũng thường dùng các gia vị như gừng, nghệ, hành, tỏi, sả và các loại rau thơm... chứ không dùng gia vị khô hoặc qua chế biến. Quan trọng hơn cả đó chính là nghệ thuật bày trí và kết hợp gia vị thì hài hòa và có nước chấm riêng rất đặc trưng và rất nhiều nguyên liệu, gia vị trong món ăn của Việt Nam là cây thuốc có tác dụng chữa bệnh.
Cũng theo nghệ nhân Ánh Tuyết, với một đất nước có chiều dài lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác biệt, thì mỗi một vùng miền trên dải đất hình "chữ S" này lại có những món ăn đặc trưng, những món đặc sản riêng biệt không thể hòa lẫn.
Theo đó, đến vùng cao Tây Bắc vào bất kỳ mùa nào trong năm nhưng đặc biệt nhất là vào dịp tiết trời se lạnh, du khách sẽ bị mê hoặc bởi món thịt trâu gác bếp nồng nàn vị mắc kén. Hay đó là món cơm Lam truyền thống của đồng bào Tày, Dao, Giáy thơm nức mùi nếp mới, ngọt dẻo, nếm một lần là quyến luyến khó quên.
Xuôi về miền Bắc với Thủ đô Hà Nội du khách sẽ được thưởng thức tinh hoa ẩm thực với cơ man các món ăn ngon cùng nghệ thuật chế biến tinh tế, khả năng tiếp thu, chắt lọc, hoàn thiện qua thời gian.
Những thức quà của Hà Nội không chỉ làm say lòng thực khách phổ thông mà còn thuyết phục ngay cả những chính trị gia hay các nhà ẩm thực uy tín, như Cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande; cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama; cố đầu bếp danh tiếng Anthony Bourdain…
Đặc biệt, tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ- Triều Tiên lần thứ hai diễn ra tại Hà Nội tháng 2/2019, ẩm thực Hà thành đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ với giới truyền thông quốc tế. Hình ảnh các món ngon Hà Nội như Phở Thìn, bánh cuốn bà Hoành, giò chả Ước Lễ, xôi chè Phú Thượng, chè sen Tây Hồ, cà phê trứng Giảng..., với những lời khen ngợi tràn ngập trên nhiều kênh thông tin cũng như trang mạng xã hội của các nhà báo quốc tế…
Ngược vào miền Trung, du khách sẽ khó lòng quên được hương vị đậm đà của món ăn mang đậm chất "biển" nơi đây. Đồ ăn miền Trung được biết đến với vị cay nồng, màu sắc phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm.
Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với nhiều món ăn khác nhau.
Đưa ẩm thực Việt ra thế giới
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, ẩm thực là nét di sản tinh tế được hình thành trong dòng chảy hàng ngàn năm văn hóa Việt. Ngày càng nhiều món ăn Việt Nam được quốc tế tôn vinh. Do vậy có nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải hành động để đưa di sản ẩm thực đang âm thầm chảy trong lòng dân tộc thành tài sản để phát triển, bảo tồn, kỳ vọng biến Việt Nam thành “bếp ăn của thế giới”.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chia sẻ, ẩm thực chính là con đường tiếp cận nhanh, gần gũi nhất và rất phù hợp để phát triển du lịch. Do vậy cần xây dựng thương hiệu ẩm thực Việt và trở thành “bếp ăn của thế giới”.
“Việt Nam cần cải thiện chất lượng thực phẩm; phát triển hệ thống nhà hàng đạt chuẩn quốc tế. Ngoài ra, cần đào tạo đội ngũ nhân lực ngành đầu bếp trong chế biến món ăn, cũng như kỹ năng, phong cách phục vụ phù hợp. Đồng thời, cần xây dựng nhiều công trình nghiên cứu cơ bản về giá trị ẩm thực; xuất bản sách hướng dẫn về du lịch ẩm thực; tổ chức kênh phát thanh, truyền hình về ẩm thực du lịch dân tộc để quảng bá ra thế giới”, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam nêu.
Ở một góc nhìn khác, PGS.TS Phan An, nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, văn hóa ẩm thực Việt Nam đã được thế giới công nhận nhưng chúng ta chưa có sự quảng bá rộng rãi, chưa khai thác được hết những đặc sắc nên nhiều người nước ngoài chưa biết tới. Thậm chí ngay chính người Việt Nam cũng chưa hiểu thấu đáo về nền ẩm thực của dân tộc mình.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia này hiện nhiều người Việt mới chỉ quan tâm đến một phần rất nhỏ là món ăn, còn không gian, ứng xử trong khi ăn thể hiện văn hóa đa dạng của người Việt thì chưa được để ý, làm rõ. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, các món ăn không chỉ giúp bạn bè quốc tế biết đến ẩm thực Việt Nam mà còn giúp họ hiểu được con người, văn hóa Việt Nam. Đó là nền văn hóa mang đậm tính nhân văn.
Bà Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội thì cho rằng, văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong các bữa ăn, làm vui lòng nhau qua cách ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Việc ăn uống phải có những phép tắc nhất định, lề lối riêng, từ bản thân, đến trong gia đình hay các mối quan hệ ngoài xã hội.
Theo chuyên gia này, bản thân mỗi người dân Việt phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn uống để cụm từ ẩm thực không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là món ngon mà đó còn thể hiện văn hóa, hồn cốt của người Việt.
Tin liên quan
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
06:29 | 01/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Trải nghiệm các món ẩm thực đặc sắc tại miền đất nắng gió Ninh Thuận
10:43 | 31/12/2020 Ẩm thực
Bánh thắng dền – Món ăn dung dị nơi cao nguyên đá
13:15 | 29/12/2020 Ẩm thực
Giòn, thơm củ cải khô Đầm Hà
09:00 | 23/12/2020 Ẩm thực
Canh thưng mồng tơi
09:07 | 18/12/2020 Ẩm thực
Đặc sản vùng đất Hậu Giang
14:13 | 11/12/2020 Ẩm thực
Ngọt ngào hồng treo gió Đà Lạt
07:43 | 09/12/2020 Ẩm thực
Gà ri vàng rơm - Đặc sản nổi tiếng Uông Bí
07:41 | 05/12/2020 Ẩm thực
Bỏ túi những món ăn ngon ở Trại Mát
14:58 | 30/11/2020 Ẩm thực
Bánh mỳ chảo Hà Nội - món ăn hấp dẫn, chinh phục vị giác thực khách
14:09 | 26/11/2020 Ẩm thực
Độc đáo món lợn quay Lạng Sơn
08:34 | 24/11/2020 Ẩm thực
Xây dựng tiêu chí 7 cấp bậc cho đầu bếp Việt Nam
08:02 | 21/11/2020 Ẩm thực
Vịt trời Duy Khương - đặc sản Hải Hà
14:09 | 20/11/2020 Ẩm thực
Hấp dẫn cháo bò Huế ngày mưa
14:00 | 18/11/2020 Ẩm thực
Tin mới
Công đoàn Cục Hải quan TPHCM tặng quà Tết cho người già và trẻ nhỏ
Tiềm lực và cơ hội để Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới
Sức vươn ở Hải quan Nam Giang
Những bước đi quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá toàn diện ngành Thuế
Kinh tế thế giới có vững tay chèo trong năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics