Mỹ và thách thức từ hệ thống liên minh tại châu Á
![]() |
Tổng thống Mỹ B.Obama và lãnh đạo hai nước đồng minh chủ chốt của Mỹ tại châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tổng thống Duterte là một trường hợp đặc biệt. Những mục tiêu công kích của ông Duterte trước đó còn có cả Giáo hoàng Francis, chứ không chỉ riêng Tổng thống Obama. Cuộc khủng hoảng tuần này với Tổng thống Duterte cho thấy một số một bài học quan trọng. Đó là các đồng minh dân chủ có thể sẽ thay đổi quan điểm; Mỹ đang phải đối mặt với sự thiếu linh hoạt trong thực thi chính sách châu Á và Mỹ cần phải nỗ lực nhiều hơn, và phải có sự cải thiện đáng kể trong chính sách của mình để duy trì mạng lưới liên minh hiệu quả tại châu Á, .
Khởi đầu với Hàn Quốc, một đồng minh tiền tuyến của Mỹ trong đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên. Dưới thời Tổng thống Park Geun-hye, Seoul đã thúc đẩy chi tiêu quân sự, tăng cường hợp tác với Mỹ thông qua việc đề nghị Mỹ duy trì quyền kiểm soát tác chiến với các lực lượng liên minh trong trường hợp xảy ra chiến tranh, và phối hợp triển khai Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD). Tuy nhiên, người dân Hàn Quốc sẽ lựa chọn Tổng thống mới vào năm 2017, và Đảng Minjoo đối lập đang đổi hướng, chuyển sang ủng hộ các nhân vật giống như Roh Moo-hyun, người từng giữ cương vị Tổng thống trong giai đoạn 2003-2008 với chính sách ve vãn Bình Nhưỡng và từng tuyên bố với các quan chức Mỹ rằng mối đe dọa an ninh lớn nhất tại châu Á chính là Mỹ và Nhật Bản. Nếu một nhân vật giống Roh chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới, Hàn Quốc có thể sẽ trở lại chính sách ve vãn Bình Nhưỡng, và nước bảo trợ Trung Quốc, đồng thời né tránh, thậm chí là phản đối Mỹ.
Các mối quan hệ của Mỹ với đồng minh Nhật Bản cũng phải đối mặt với một mối đe dọa khác. Thủ tướng Shinzo Abe hiện là người ủng hộ mạnh mẽ Mỹ và hy vọng có thể tại vị cho tới Thế vận hội Olympic 2020. Mỹ chắc chắn sẽ không muốn ông Abe thất thế trước thời điểm đó, song sẽ chỉ có ít rủi ro nếu như một nhân vật kế nhiệm cánh tả như Yukio Hatoyama, người từng làm Thủ tướng trong giai đoạn 2009-2010, lên nắm quyền. Một thách thức có nhiều khả năng xảy ra hơn, đó là sự nổi lên của các nhà lãnh đạo cánh hữu, những người có thể sẽ tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc vì họ cho rằng Mỹ là một đồng minh không đáng tin cậy khi xảy ra xung đột. Nếu đắc cử, bà Hillary Clinton sẽ tiếp tục cắt giảm ngân sách cho Hải quân Mỹ và giảm kho vũ khí hạt nhân, còn ông Donald Trump sẽ tiếp tục coi Nhật Bản là không đáng để bảo vệ như ông ta đã tuyên bố. Chắc chắn khi đó Tokyo sẽ theo đuổi một chiến lược quốc phòng độc lập của mình, trong đó có hạt nhân hóa. Điều này có thể hủy hoại mối quan hệ với Mỹ, đồng thời làm gia tăng đáng kể nguy cơ chiến tranh tại châu Á.
Một thách thức khác đến từ Australia, đồng minh đã kề vai sát cánh với Mỹ trong hầu hết các cuộc chiến lớn trong 100 năm qua. Australia hiện ngày càng có tư tưởng “nước đôi” về sự hợp tác tại châu Á để ngăn chặn cách hành xử xấu của Trung Quốc- so với những gì mà Mỹ nhìn nhận. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, và thị trường Trung Quốc là lý do giúp Australia không rơi vào khủng hoảng trong nhiều thập kỷ qua. Cựu Thủ tướng Australia Malcolm Fraser đã kêu gọi phá vỡ liên minh với Mỹ cách đây 2 năm. Theo một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney, công chúng có thiên hướng ủng hộ mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc chứ không phải với Mỹ. Với thực tế gần đây là Australia thay đổi lãnh đạo hai năm một lần, có thể sẽ không còn lâu cho tới khi một nhà lãnh đạo mới với các kế hoạch rời xa Mỹ sẽ nổi lên.
Tin liên quan

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Tích cực xúc tiến các hoạt động hợp tác Hải quan Việt- Mỹ

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử

9 án tử hình trong đường dây vận chuyển 91 kg ma túy

Trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng, Hải quan khu vực III tăng cường chống gian lận xuất xứ

Vedan Việt Nam đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

Tích cực xúc tiến các hoạt động hợp tác Hải quan Việt- Mỹ

Trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng, Hải quan khu vực III tăng cường chống gian lận xuất xứ

Chi cục Thuế khu vực XVII: nhiều nguồn thu, sắc thuế tăng khá

Hải quan kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu đầu vào trước nguy cơ Mỹ áp thuế

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn sửa đổi gì

Sửa đổi 7 luật lĩnh vực tài chính, đầu tư

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Ô tô Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Sơn La rà soát quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả xuất khẩu

Bắc Giang hợp tác tiêu thụ vải thiều

Một doanh nghiệp hủy đơn hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ trị giá gần 1 triệu USD

9 án tử hình trong đường dây vận chuyển 91 kg ma túy

Lập hàng chục công ty "ma" mua bán hóa đơn với số tiền hơn 6000 tỷ đồng

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai bắt giữ vụ vận chuyển trái phép than cám

Hình ảnh 4 vụ bắt giữ vàng, ma túy do Hải quan tham gia triệt phá

Quảng Ninh: Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao, ma túy, buôn lậu

Hải quan triển khai kế hoạch kiểm soát ma túy, tiền chất năm 2025

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào kho ngoại quan sau đó xuất bán sang nước thứ ba

Tăng thuế - biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá

Thủ tục hải quan đối với hóa chất xuất nhập khẩu

Xử lý thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán

Đề xuất hàng hóa từ 5 triệu đồng phải chuyển khoản mới được khấu trừ thuế

Hướng dẫn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới

Vedan Việt Nam đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025

TV360 phát động chương trình “Yêu nước theo cách của bạn”

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường

SIC Tech Day 2025: Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ

GLC Group - hợp tác cùng toả sáng
