Mạnh dạn giao quyền cho doanh nghiệp nhà nước
Mở rộng quyền tự chủ
Theo ông Nguyễn Quang Tuấn, Ban Nghiên cứu sản xuất, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), hiện các DNNN vẫn bị cản trở tham gia vào đầu tư mạo hiểm, đổi mới sáng tạo. Mặc dù Đảng đã có chủ trương “có chính sách cho DNNN đầu tư phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm và đầu tư vào đổi mới sáng tạo”, song chưa được thể chế hóa… Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Quang Tuấn khuyến nghị, trước hết, cần mở rộng quyền tự chủ cho DNNN, chuyển đổi chính sách từ quản lý đầu vào sang quản lý mục tiêu và quản lý dựa trên kết quả. Cùng với đó, cần nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, đẩy mạnh đổi mới tư duy trong việc xây dựng nhà nước kiến tạo, nhà nước phục vụ; hỗ trợ tốt hơn đối với DN trong công tác dự báo, định hướng cũng như có những cảnh báo tốt đối với DN. Cần ban hành các chính sách hướng dẫn cụ thể để DNNN có thể tham gia vào đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào đổi mới sáng tạo…; đồng thời, xây dựng và thực thi các chính sách cụ thể để phát triển các DN tiên phong, dẫn dắt về công nghệ bắt nhịp với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển kinh tế số…
“Cần thay đổi tư duy, coi DNNN như DN tư nhân, đồng thời hỗ trợ tốt DN trong dự báo, định hướng cũng như có những cảnh báo tốt đối với DN... Đặc biệt, mạnh dạn trao quyền hoặc giao nhiệm vụ cho một số DNNN, xác định rõ một cơ quan có nhiệm vụ quản lý chung đối với hệ thống DNNN. Các bộ, ban, ngành cần tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý. Trao quyền, ‘cởi trói’ nhưng câu chuyện giám sát, quản lý phải làm tốt. Có như vậy, các DNNN mới phát huy hết được thế mạnh của mình”, ông Nguyễn Quang Tuấn nhấn mạnh.
Nêu lên quan điểm để DNNN “bứt phá” được trong thời gian tới, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, trong DNNN hiện nay chỉ có người đại diện chứ không có người lãnh đạo thực sự. Trong khi ở các khu vực tư nhân, có Hội đồng quản trị, có thể quyết định tất cả mọi việc. Đây là gốc rễ của mọi vấn đề, không xử lý được 100% và phải có những bước đi cụ thể. Những năm qua DNNN luôn cố gắng nhất có thể trong việc phân vai rõ ràng, giảm thiểu những rủi ro và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Ở giai đoạn hiện nay và trong tương lai, sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong đó Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của các DNNN và tư nhân.
Đẩy mạnh tái cấu trúc DNNN
Để nâng cao hiệu quả vai trò của DNNN trong phát triển nền kinh tế, TS Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam kiến nghị Nhà nước cần phải kiên quyết đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN, cho dù có phải thu hồi vốn đầu tư với mức thấp nhất nhưng sẽ mang lại hiệu quả thị trường cao nhất. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tái cấu trúc DN. Tái cấu trúc DNNN, phải đẩy nhanh việc thoái vốn, việc đầu tư ra ngoài ngành của các DNNN để các DN, tập đoàn kinh tế tập trung vào lĩnh vực cốt lõi của mình nhằm tăng cường cạnh tranh, tạo thương hiệu, ứng dụng khoa học – công nghệ trong DNNN để dẫn dắt, lan tỏa cho nền kinh tế, còn các lĩnh vực khác để tư nhân, các thành phần kinh tế khác làm.
Song song với đó cũng cần xây dựng đội ngũ quản trị giỏi trong DNNN. Bởi bên cạnh những DNNN làm ăn thua lỗ, vẫn có nhiều DNNN kinh doanh có lãi vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong nước và mở rộng đầu tư ra nước ngoài, nhờ đội ngũ quản trị có năng lực đưa DN đi đúng hướng (như: Tổng công ty sữa Vinamilk, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội Viettel…).
Còn TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lại cho rằng, toàn bộ hệ thống chính sách về DNNN cần phải thay đổi theo nguyên tắc phân định rõ chức năng sở hữu (Nhà nước) và trả lại tất cả những chức năng thông thường của một DN. Cần thiết làm rõ nội hàm kinh tế Nhà nước là chủ đạo, DNNN là nòng cốt. Hoàn thiện quản trị bình đẳng, thống nhất giữa DNNN và DN khác, nhất là những khâu yếu như tuyển dụng, bổ nhiệm. Theo đó, xem xét sửa đổi Luật Quản lý sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN và các văn bản hướng dẫn thực hiện với các định hướng đột phá, tạo sự chủ động cho các DNNN.
“Một số bất cập về quản trị DNNN gây hiệu quả hoạt động thấp như quyền chủ động của lãnh đạo, quản lý DNNN trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường còn bị hạn chế. Lãnh đạo DNNN e ngại khi ra quyết định, sợ bị quy kết, làm sai trong khung quy định cứng nhắc. Sai lầm không chỉ bị mất vốn, thiệt hại về kinh tế còn là sinh mạng chính trị. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, TS. Sang cho rằng, cần phải đẩy mạnh bắt nhịp nhanh hơn với Cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý. Bởi công nghệ sẽ góp phần hạn chế tốt vấn đề tham nhũng. Cùng với đó, thực hiện nghiêm túc những quy định trong các FTA, nhất là FTA thế hệ mới, đặc biệt là CPTPP để nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý DNNN”, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh.
PGS.TS. Hồ Sĩ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp:
Hiện, đang thiếu đầu mối đồng bộ các chính sách của các bộ, ngành với nhau. Cần phải phối hợp các bộ, ngành với nhau như thế nào để đẩy nhanh và các thủ tục đầu tư làm sao cho thuận lợi? Tăng phân cấp mà không tăng giám sát, đánh giá thì cùng không hiệu quả được. Bởi, cơ quan quản lý không phải người nắm chuyên môn sẽ rất khó đánh giá các yếu tố về kỹ thuật... Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần thay đổi một số chủ trương lớn để phát triển DNNN hiện nay. Cần tập trung vào việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới, tạo điều kiện cho DNNN được hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác; củng cố, phát triển DNNN quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có thương hiệu lâu đời, bên cạnh khối doanh nghiệp tư nhân trong nước đang ngày càng lớn mạnh sẽ là một trong những giải pháp quan trọng… Cùng với cải cách hướng kinh tế thị trường, việc tái cấu trúc DNNN luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt quá trình hàng chục năm nay. Bên cạnh câu chuyện DNNN tự nâng cao hiệu quả, là sự tạo dựng lòng tin cho thị trường, cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Ông Lê Xuân Bá, chuyên gia kinh tế:
Cần xem xét còn tư duy bảo thủ giáo điều hay không – đó là những tư duy muốn tỷ lệ DNNN chiếm đa số trong nền kinh tế. Nên lấy hiệu quả tài chính làm thước đo quan trọng nhất. Nếu DNNN lấy khẩu hiệu là “hiệu quả kinh tế xã hội” thì đến khi thua lỗ họ rất dễ vin vào cớ “tại vì em làm ra hiệu quả xã hội là chính”. Chính vì vậy, cần giảm tỷ lệ DNNN chiếm 30% GDP xuống còn 15% GDP là phù hợp với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Lấy hiệu quả tài chính là tiêu chí đánh giá. Nếu DNNN thua lỗ thì “loại” ngay. Xuân Thảo (ghi)
|
Tin liên quan

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm
08:00 | 05/07/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí
21:12 | 03/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Mở rộng diện ưu đãi thuế nhập khẩu để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ
09:27 | 03/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025

Cảnh sát biển quyết liệt phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Giá vàng trong nước tháng 6/2025 hạ nhiệt, giảm 1,27% so với tháng 5/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Công bố lãnh đạo chủ chốt của Thuế tỉnh Phú Thọ

6 tháng đầu năm, Thái Nguyên thu ngân sách đạt 11.062 tỷ đồng

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
Lý giải nguyên nhân giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng kỷ lục

10/11 nhóm hàng đẩy CPI tháng 6 lên 0,48%

Bất động sản phía Nam đang “hút” dòng tiền đầu tư từ miền Bắc

OCOP Việt: Hành trình vươn ra thế giới

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"
