Lấp lỗ hổng "né" thuế từ thương mại điện tử
Xuất khẩu thành công nhờ “tấm hộ chiếu thông hành” từ sàn thương mại điện tử quốc tế | |
Chuyển đổi số để chống thất thu thuế thương mại điện tử |
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh. |
Bên cạnh sự phát triển "nóng" trong thời gian qua, TMĐT ở nước ta cũng bộc lộ nhiều bất cập. Vậy theo ông, có những "kẽ hở" nào mà các đối tượng đang lợi dụng để mua hàng xuyên biên giới qua TMĐT?
Với tốc độ phát triển của internet, nhiều nền tảng công nghệ như Google, Youtube, Facebook… dù không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam, nhưng những năm qua đã có nguồn thu rất lớn từ thị trường Việt Nam. Đây là vấn đề tương đối mới và phức tạp đối với ngành Thuế và đặt ra nhiều thách thức cho ngành Thuế trong việc thu đúng, thu đủ và thu kịp thời các khoản thuế cho NSNN.
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thuế, về quản lý thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, số thu từ hoạt động này thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế từ năm 2018 đến nay đạt 5.432 tỷ đồng (số liệu lũy kế đến ngày 29/6/2022), tốc độ thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Từ 2018 đến nay, năm 2021 là năm có số thu lớn nhất với 1.591 tỷ đồng (năm 2018 là 770 tỷ đồng; năm 2019 đạt 1.167 tỷ đồng; năm 2020 đạt 1.143 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2022 số thu đạt gần 760 tỷ đồng).
Tuy nhiên, hiện nay số thuế thu từ lĩnh vực này chưa tương xứng với doanh thu của các nền tảng kinh doanh trong nước và xuyên biên giới ở Việt Nam, có thể gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, tạo tình trạng bất bình đẳng giữa những người kinh doanh.
Trên thực tế, không chỉ là đối với TMĐT qua biên giới mới có việc trốn thuế, né thuế, mà ngay cả TMĐT trong nội địa cũng là một trong những vấn đề cấp thiết có nhiều bất cập trong quản lý. Bởi các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng đang tìm những "lỗ hổng" để né thuế.
Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng thường tìm cách né thuế, chia nhỏ thành nhiều tài khoản khác nhau để kinh doanh, dẫn đến việc kê khai thuế có sự không chuẩn xác và rất khó kiểm soát. Nhiều trang mạng xã hội có nguồn gốc ở nước ngoài và không có pháp nhân quản lý ở Việt Nam gây không ít khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và thực hiện thu thuế.
Một khó khăn nữa là hiện nay phát sinh nhiều đối tượng hoạt động kinh doanh TMĐT với các giao dịch diễn ra quá nhiều và mang tính nhỏ lẻ, không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế, không xác định được địa điểm kinh doanh, thời gian kinh doanh do hoạt động mua, bán diễn ra liên tục 24/7.
Đối với hoạt động TMĐT xuyên biên giới, doanh nghiệp nước ngoài thường viện dẫn theo hiệp định thuế, xác định không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam nên không kê khai, nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu thông qua các ứng dụng số trên mạng internet và chuyển hàng qua chuyển phát nhanh. Do đó, việc thu thuế gặp khó khăn về cơ chế ràng buộc khi yêu cầu các doanh nghiệp, cá nhân này phải có sự tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam.
Đó là chưa kể đến chiêu thức, thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt, không có hóa đơn, nếu thanh toán qua ngân hàng thì sử dụng các tài khoản ngân hàng không đăng ký với cơ quan Thuế.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế là do hành lang pháp lý về quản lý hoạt động TMĐT chưa hoàn thiện, quản lý đầy đủ đối tượng nộp thuế, quản lý các nguồn thu, kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế, kiểm soát dòng tiền thanh toán.
Vậy theo ông, chúng ta cần làm gì để chống thất thu thuế từ các hoạt động TMĐT trong thời gian tới?
Quản lý thuế trong lĩnh vực TMĐT là lĩnh vực rất mới, không chỉ với Việt Nam mà còn với không ít nước phát triển. Nhiều quốc gia phát triển vẫn gặp khó khăn, lúng túng trong việc quản lý thuế đối với các nền tảng công nghệ lớn hay các sàn TMĐT. Hệ thống thuế nói riêng cũng như quản lý công nói chung vẫn có độ trễ nhất định. Cần thẳng thắn nhìn nhận các công cụ quản lý thường không theo kịp hoặc đi sau sự phát triển của thị trường, bao gồm cả hoạt động thu thuế TMĐT.
Thời gian gần đây, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và nỗ lực của ngành thuế, hoạt động thu thuế TMĐT dần vào nề nếp. Các văn bản, cơ chế chính sách về thuế với TMĐT, việc quản lý người mua, bán trên các sàn, các nền tảng công nghệ đang dần được hoàn thiện.
Theo tôi, việc Tổng cục Thuế khai trương Cổng thông tin điện tử (Etaxvn.gdt.gov.vn) dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam để thực hiện nghĩa vụ thuế và triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đã cho thấy bước tiến lớn trong thu thuế TMĐT, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, đồng thời cho thấy Tổng cục Thuế đã dần thích nghi với quản lý hoạt động TMĐT.
Bên cạnh đó, ngoài cơ quan Thuế, rất cần có sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương đặc biệt là hệ thống các ngân hàng thương mại trong công tác trao đổi thông tin, thu thập số liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu bảo đảm nâng cao hiệu lực quản lý về thuế đối với hoạt động TMĐT. Chỉ khi có nguồn thông tin tin cậy cơ quan Thuế mới đưa ra được các giải pháp quản lý thuế trong hoạt động kinh doanh TMĐT hiệu quả.
Cùng với đó, ngành Thuế cần đầu tư xây dựng các công cụ phần mềm chuyên dụng trong tìm kiếm dấu vết, phát hiện và xử lý giao dịch TMĐT có gian lận, né thuế.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics