Làn sóng các nước cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino
Các nước G7 thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu | |
Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu |
Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay đang nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 2008 |
Tháng trước, Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhanh chóng rút lại quyết định "giải cứu" thế giới bằng lương thực của mình. Ấn Độ vốn chỉ xuất khẩu một lượng bột mì rất hạn chế, dành hầu hết sản lượng phục vụ nhu cầu của 1,4 tỷ dân trong nước. Ngày 12/5, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ thông báo chuẩn bị cử phái đoàn đến 9 quốc gia để xuất khẩu một lượng kỷ lục 10 triệu tấn bột mỳ trong tài khóa hiện nay, tăng mạnh so với mùa vụ trước. Nhưng tình hình đã nhanh chóng thay đổi. Trước tiên là số liệu giảm sản lượng lúa mỳ đầu tháng 5 do đợt nắng nóng bất thường ảnh hưởng đến mùa màng. Sau đó là dữ liệu ngày 12/5 cho thấy lạm phát ở nước này đã lên tới gần mức cao nhất trong 8 năm do giá lương thực và nhiên liệu tăng cao vì xung đột tại Ukraine. Lo ngại nguy cơ lạm phát tăng – vấn đề từng làm lung lay chính phủ tiền nhiệm của đảng Quốc đại năm 2014, Văn phòng Thủ tướng Modi ngày 13/5 đã chỉ đạo Bộ Thương mại lập tức “hãm phanh” xuất khẩu lúa mỳ. Một nguồn tin cho biết chính dữ liệu về lạm phát nói trên đã khiến Chính phủ đưa ra mệnh lệnh ngay trong đêm nhằm cấm xuất khẩu lúa mỳ.
Từ Delhi đến Kuala Lumpur, Buenos Aires đến Belgrade, các Chính phủ liên tiếp áp đặt các biện pháp hạn chế, vào đúng lúc nền kinh tế đang bị ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19 cộng thêm nhiều nhân tố như thời tiết cực đoan và tắc nghẽn chuỗi cung ứng, làm gia tăng nạn đói trên khắp thế giới đến mức chưa từng thấy. Chương trình Lương thực Liên hợp quốc (WFP) hồi tháng 4 cho rằng số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2019, lên 276 triệu người tại 81 quốc gia, trước khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine. WFP dự báo căng thẳng Nga – Ukraine, hai nước sản xuất nông nghiệp lớn của thế giới, sẽ làm gia tăng con số trên thêm ít nhất 33 triệu, hầu hết ở vùng nam sa mạc Sahara châu Phi.
Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các nước thành viên có thể áp đặt cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu lương thực hoặc các sản phẩm khác nếu nước mình trong tình trạng “khan hiếm nghiêm trọng” loại sản phẩm đó. Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal tháng trước cho biết ông đã tiếp xúc với các quan chức WTO và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để giải thích rằng Ấn Độ cần ưu tiên an ninh lương thực của mình, ổn định giá cả trong nước. Nhưng chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng thế giới (WB) Michele Ruta phân tích các hạn chế xuất khẩu đang có nguy cơ làm trầm trọng hơn đà tăng giá lương thực toàn cầu, gây hiệu ứng domino: cuộc khủng hoảng sẽ tồi tệ hơn khi các nước khác có bước đi tương tự.
Nhiều chuyên gia kinh tế khác nhận định cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay đang nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 2008, vốn xuất phát từ các nguyên nhân như hạn hán, dân số tăng, tiêu dùng lúa mỳ tăng ở các nước đang phát triển và việc tăng sử dụng lương thực làm nhiên liệu. Lần này sẽ khó tìm được nguồn cung thay thế. Nga và Ukraine đóng góp khoảng 28% lượng lúa mỳ xuất khẩu toàn cầu, 15% lượng ngô và 75% lượng dầu hướng dương trong mùa vụ năm 2020/21. Trong khi đó, hạn hán ở Mỹ dự kiến có thể làm giảm sản lượng lúa mỳ vụ Đông, và những trận mưa đá, gió mạnh và mưa lớn trong tháng này sẽ làm giảm sản lượng lúa mỳ ở Pháp. Khí hậu khô ở Argentina – nước xuất khẩu lúa mỳ đứng thứ 6 thế giới – cũng làm giảm dự báo sản lượng trong mùa vụ 2022/23.
Giáo sư về phát triển thương mại và kinh tế quốc tế tại Đại học St. Gallen , ông Simon Evenett cho biết: “Tình hình hiện nay dù nhìn từ góc độ nào cũng có nhiều vấn đề hơn cuộc khủng hoảng năm 2008. Khoảng 6 - 9 tháng tới sẽ rất căng thẳng”.
Tin liên quan
Hải quan TPHCM phối hợp bắt đối tượng nhập lậu hơn 700 viên kim cương
16:54 | 29/10/2024 An ninh XNK
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hội nghị BRICS: Ấn Độ-Trung Quốc nỗ lực cải thiện quan hệ song phương
08:41 | 24/10/2024 Nhìn ra thế giới
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD
14:41 | 22/10/2024 Infographics
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK