Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu
Chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn gặp tình trạng đứt gãy |
Tình trạng căng thẳng của chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh… diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Một mặt, tuy các nhà sản xuất và bán lẻ vất vả đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, hàng hóa trong nhiều trung tâm thương mại và siêu thị vẫn thiếu hụt nghiêm trọng. Mặt khác, tình trạng tắc nghẽn ở các bến cảng ngày càng tăng, với năng lực vận chuyển không đủ, tàu hàng ùn tắc ngày càng trầm trọng hơn và container chất đống tại cảng. Việc chuỗi cung ứng bị đứt gãy gây nhiều rắc rối và tác động mạnh đến đời sống kinh tế-xã hội của nhiều nước.
Tình trạng tắc nghẽn diễn ra trầm trọng ở nhiều cảng biển chủ chốt trên toàn cầu. Tháng 3/2021, kênh đào Suez xảy ra sự cố tắc nghẽn khiến cước vận tải hàng hóa quốc tế leo thang. Việc một khối lượng hàng hóa khổng lồ tồn đọng ở cảng từng làm dấy lên lo ngại về sự đứt gãy của chuỗi cung ứng logistics toàn cầu. Sau đó, tình trạng tàu hàng tắc nghẽn, kẹt cảng, hàng hóa chậm trễ diễn ra thường xuyên hơn, tình trạng ùn tắc của các cảng trên toàn cầu tiếp tục diễn biến tiêu cực.
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị cản trở, ứ đọng là vấn đề các cảng lớn trên toàn cầu cùng đối diện, do thời gian chờ đợi trung bình của tàu hàng tại các cảng kéo dài nên liên tục nảy sinh các rắc rối mới như chi phí lưu cảng tăng cao, phụ phí…, gây liên lụy đến hoạt động vận tải đa phương thức. Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn cảng khiến việc luân chuyển container gặp khó khăn, khan hiếm container hàng hóa toàn cầu và chi phí vận chuyển tăng cao.
Có thể kể ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu lần này. Đại dịch Covid-19 đã tàn phá chuỗi cung ứng toàn cầu. Hoạt động logistics quốc tế không thông suốt, hiệu quả hoạt động của các cảng thấp hạn chế sự vận hành bình thường của chuỗi cung ứng. Sự thiếu hụt nhân lực cũng làm trầm trọng thêm vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, xung đột Nga-Ukraine tác động nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng năng lượng và lương thực toàn cầu.
Để giải quyết vấn đề tắc nghẽn, đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy ngoại thương phát triển ổn định, các chuyên gia khuyến nghị một số giải pháp. Đó là, các nước cần đặc biệt coi trọng vấn đề thông suốt, ổn định của chuỗi sản xuất và cung ứng. Việc hỗ trợ sự phát triển của các mô hình và hoạt động ngoại thương mới, thúc đẩy phát triển chất lượng cao hệ thống kho vận ở bên ngoài cũng rất quan trọng. Hơn nữa, các quốc gia cần đẩy mạnh cải cách thuận lợi hóa thương mại xuyên biên giới, liên tục cải thiện môi trường kinh doanh cảng. Các chuyên gia cũng khuyến nghị tăng cường hợp tác quốc tế, tập trung xây dựng hệ thống hợp tác chuỗi sản xuất và cung ứng.
Tin liên quan
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics