Các nước G7 thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong hai ngày 18 và 19/5, tại thủ đô Berlin (Đức), các bộ trưởng phát triển của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhóm họp để thảo luận về các biện pháp ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện nay như khủng hoảng lương thực, tái thiết Ukraine, biến đổi khí hậu, chính sách bình đẳng giới, các biện pháp vượt qua đại dịch COVID-19 cũng như chính sách phát triển chung.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, kết thúc hội nghị, các bộ trưởng phát triển G7 đã quyết định thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu nhằm hỗ trợ thế giới chống lại cuộc khủng hoảng lương thực đang rình rập.
Sáng kiến thành lập liên minh này do Bộ trưởng Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức Svenja Schulze cùng Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass đề xuất.
Trong thông báo sau hội nghị, các bộ trưởng phát triển G7 cho rằng ngày càng có nhiều người bị đe dọa do tác động của xung đột, biến đổi khí hậu, môi trường suy thoái, mất đa dạng sinh học, suy giảm kinh tế và nghèo đói, phân biệt đối xử, mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng, thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng, mất an ninh năng lượng, bất bình đẳng giới và bạo lực.
G7 nhận thấy những điều này gây ra thách thức lớn cho thế giới, đặc biệt là đối với các quốc gia đang hoặc kém phát triển, những nhóm người dễ bị tổn thương.
Do đó, G7 sẽ tiếp tục giải quyết các nhu cầu nhân đạo trên toàn cầu.
G7 cam kết tuân thủ hệ thống đa phương dựa trên luật lệ, tăng cường hợp tác quốc tế, không bỏ sót ai lại phía sau; tái khẳng định các cam kết hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tương ứng cũng như cam kết đảo ngược xu hướng giảm ODA cho các nước kém phát triển nhất, hướng tới mục tiêu hỗ trợ ODA tốt hơn.
G7 cũng thể hiện sự lo ngại đặc biệt về tác động toàn cầu của cuộc chiến tại Ukraine, cho rằng cuộc chiến có thể làm gia tăng nạn đói và suy dinh dưỡng, nghèo đói và các bất bình đẳng khác trong và ngoài khu vực; làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu và các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên toàn cầu.
Phát biểu sau hội nghị, Bộ trưởng Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức cho biết tình hình lương thực toàn cầu hiện đã xấu đi nghiêm trọng. Nạn đói tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai đang bùng phát, do đó cần phải hành động một cách quyết đoán và cùng nhau, cũng như đảm bảo cung cấp lương thực một cách nhanh chóng cho những người có nguy cơ nhất.
G7 cũng mong muốn thay đổi cấu trúc một cách bền vững để trong tương lai, các nước đang phát triển có khả năng tự cung tự cấp lương thực tốt hơn, thay vì phụ thuộc vào thị trường thế giới.
Theo Bộ trưởng Schulze, sáng kiến của G7 chỉ là sự khởi đầu. Liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu sẵn sàng hợp tác với bất kỳ quốc gia nào để tìm kiếm các giải pháp phù hợp. Cam kết của WB sẽ giúp đảm bảo liên minh này tiếp tục hoạt động lâu dài trong những năm tới.
Ngoài WB, các nước G7 và Ủy ban châu Âu, các tổ chức và quốc gia đã cam kết ủng hộ liên minh lương thực còn có Nhóm ứng phó khủng hoảng toàn cầu của Liên hợp quốc, Na Uy, Đan Mạch, Liên minh châu Phi (AU), Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) và Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD).
Sau khi liên minh lương thực được thành lập, G7 cho hay sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác khác để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của liên minh nhằm ứng phó một cách nhanh chóng, hiệu quả và bền vững đối với cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay./.
Tin liên quan

Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng số
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới

Ngoại trưởng G7 kêu gọi nỗ lực tránh làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông
08:04 | 05/08/2024 Nhìn ra thế giới

134 dự án giao thông nhận khoản tiền đầu tư kỷ lục 7 tỷ euro của EU
09:08 | 18/07/2024 Nhìn ra thế giới

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Nhiều thủ đoạn biến tướng hàng giả

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục

Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

Du lịch Việt Nam trước thời cơ vàng để cán mốc doanh thu "triệu tỷ đồng"

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt
