Làm rõ những tồn tại, hạn chế trong triển khai bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa
Tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trên 10% mỗi năm | |
Mở rộng cơ hội tiếp cận tín dụng xanh cho doanh nghiệp | |
Vượt “bão Covid-19” từ nguồn tín dụng chính sách |
Quang cảnh hội thảo. |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Việt Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính cho biết, DNNVV hiện chiếm 97% tổng số DN trên cả nước, đóng góp không nhỏ vào tạo công ăn việc làm, việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển nền kinh tế.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của DNNVV cho nền kinh tế, trong thời gian qua, đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho DNNVV hoạt động hiệu quả, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ vay vốn tại các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính... được Nhà nước quan tâm.
Để hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV thực sự phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2018/NĐ-CP quy định việc thành lập tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ông Nguyễn Việt Hưng cho biết, thời gian qua, bên cạnh những kết quả tích cực trong triển khai hoạt động bảo lãnh tín dụng, thời gian qua, bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tại các tổ chức cho vay vẫn còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc như quy định pháp lý, mô hình tổ chức, bộ máy, vốn điều lệ,
Đây cũng là thời điểm để rà soát, đánh giá lại, qua đó làm rõ những tồn tại, hạn chế nhằm đề xuất giải pháp phù hợp để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, qua đó hỗ trợ tốt hơn cho các DNNVV trong tiếp cận tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Đánh giá tình hình quản lý và hoạt động các quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV theo Nghị định số 34/2018/NĐ-CP, TS. Phạm Phan Dũng, Chuyên gia dự án USAID LinkSME cho biết, các nội dung của Nghị định này được quy định phù hợp với các văn bản Luật: Luật Tổ chức Tín dụng, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ DNNVV..., qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức cho vay để đầu tư, phát triển kinh doanh.
Theo TS. Phạm Phan Dũng, hiện nay có 25 quỹ bảo lãnh tín dụng đang hoạt động, thực hiện chức năng bảo lãnh tín dụng để các DNNVV tiếp cận vay vốn. Nguồn lực tài chính của các quỹ bảo lãnh tín dụng chủ yếu là hỗ trợ từ ngân sách địa phương, bên cạnh đó, được bổ sung thêm từ nguồn thu lãi tiền gửi tại các ngân hàng thương mại, nguồn vốn ủy thác của các cơ quan, tổ chức kinh tế hoặc từ hoạt động đầu tư.
Về kết quả kinh doanh, doanh số bảo lãnh của các quỹ bảo lãnh tín dụng từ năm 2002 lũy kế đến 31/12/2021 ước khoảng trên 4.768,31 tỷ đồng với khoảng trên 2.450 DNNVV được bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng.
Về kết quả hoạt động huy động vốn của quỹ bảo lãnh tín dụng, TS. Phạm Phan Dũng nhấn mạnh, theo Nghị định số 34/2018/NĐ-CP, các quỹ lãnh tín dụng được huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Quỹ bảo đảm phù hợp với khả năng hoàn trả nhằm tạo điều kiện cho các quỹ này tăng thêm nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho DNNVV, khuyến khích các quỹ lãnh tín dụng tăng cường huy động các nguồn lực ngoài xã hội, giảm sự phụ thuộc vào ngân sách địa phương, nhất là các địa phương còn khó khăn về ngân sách.
Thời gian qua, một số quỹ bảo lãnh tín dụng cũng đã tích cực tìm kiếm, huy động các nguồn lực khác ngoài khoản ngân sách cấp để bổ sung vốn điều lệ, tuy nhiên, kết quả chưa đạt như mong muốn.
Nhằm phát triển hơn nữa hiệu quả hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, TS. Phạm Phan Dũng đề xuất nhiều giải pháp, trong đó, ông kiến nghị Chính phủ Chỉ đạo UBND cấp tỉnh, TP tiến hành đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị định số 34/2018/NĐ-CP, qua đó đề xuất việc sửa đổi, bố sung cơ chế, chính sách về lãnh tín dụng cho DNNVV để hỗ trợ tối đa cho DNNVV phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường hiệu quả hoạt động của các Quỹ lãnh tín dụng; rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy để các Qũy lãnh tín dụng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.
Về dài hạn, TS. Phạm Phan Dũng đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý cao nhất cho các Quỹ lãnh tín dụng hoạt động, đó là Luật về lãnh tín dụng cho DNNVV.
Dưới góc độ địa phương, ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV TP. Cần Thơ cho biết, tại TP. Cần Thơ, ngân hàng giải ngân cho các DNNVV khi được quỹ bảo lãnh tín dụng cấp chứng thư bảo lãnh còn hạn chế.
Theo lý giải của các ngân hàng, để vay được vốn, sự bảo lãnh của quỹ bảo lãnh tín dụng chỉ là một điều kiện, bởi DN cần phải đáp ứng rất nhiều điều kiện khác của ngân hàng, thậm chí có một số ngân hàng không chấp nhận chứng thư. Tuy nhiên, lý do khiến các ngân hàng không mặn mà với bảo lãnh tín dụng là quy mô vốn điều lệ Quỹ còn quá nhỏ, chứng thư bảo lãnh chưa tương xứng với các gói cho vay.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai tốt hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, ông Nguyễn Hữu Phước cho rằng cần có quy định cụ thể về việc trích lập dự phòng, xây dựng quỹ bù đắp dự phòng rủi ro.
Ngoài ra, có thể cho phép quỹ lãnh tín dụng huy động vốn từ các quỹ nước ngoài để tăng vốn điều lệ, qua đó tạo nguồn lực cho quỹ phát triển và hỗ trợ một cách thiết thực đối với DNNVV.
Tin liên quan
Tín dụng cuối năm tiếp tục tăng, nới room để tránh "nơi thừa - nơi thiếu"
20:56 | 03/12/2024 Kinh tế
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Xây dựng ngay chương trình công tác năm 2025 để công việc không bị ngắt quãng
15:52 | 03/12/2024 Tài chính
MSB và Ngân Lượng hợp tác kiến tạo tương lai thanh toán số
10:10 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thu ngân sách TP Hồ Chí Minh tăng trưởng cao
20:43 | 04/12/2024 Tài chính
Hoá giải thách thức, thêm cơ sở pháp lý để áp dụng chuẩn mực kế toán IFRS
08:10 | 04/12/2024 Tài chính
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch
20:54 | 03/12/2024 Tài chính
Tạo khuôn khổ pháp lý rõ ràng, đồng bộ trong triển khai thuế tối thiểu toàn cầu
15:12 | 03/12/2024 Tài chính
Đôn đốc thu ngân sách các khoản thu liên quan đất đai trong tháng cuối năm
16:18 | 02/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều động lực thúc đẩy thu ngân sách tăng trưởng tích cực
08:57 | 02/12/2024 Tài chính
Thúc đẩy tiến độ đầu tư công các dự án giao thông trọng điểm quốc gia
07:17 | 01/12/2024 Tài chính
Ngành Thuế vượt dự toán thu ngân sách năm 2024
21:21 | 30/11/2024 Thuế - Kho bạc
Infographics: Tiểu sử tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng
15:39 | 30/11/2024 Tài chính
Ngành Thuế thi đua nước rút về đích thu ngân sách
08:08 | 30/11/2024 Tài chính
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng: Đảm bảo DNNN hoạt động theo đúng nguyên tắc thị trường
21:20 | 29/11/2024 Tài chính
Chính thức thông qua "1 luật sửa 9 luật" lĩnh vực tài chính
16:14 | 29/11/2024 Tài chính
Khai mạc Diễn đàn "Chính sách tài khoá thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ phát triển nền kinh tế"
12:28 | 29/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Tập trung 4 nhóm giải pháp phát triển kinh tế số
Kinh doanh mỹ phẩm lậu, một doanh nghiệp bị phạt 180 triệu đồng
Thu ngân sách TP Hồ Chí Minh tăng trưởng cao
Tạm giữ trên 200.000 sản phẩm nước tăng lực giả nhãn hiệu Redbull
Hải quan Hà Tĩnh: Bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 52 kg ma túy
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia