Kinh tế châu Á trước “làn sóng” thuế quan toàn cầu mới
Tiền đề để Việt Nam trở thành “con hổ kinh tế châu Á” Chính sách thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á |
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung mang đến cơ hội cho các nền kinh tế châu Á. |
Cụ thể, Mỹ đã hoàn tất việc xem xét lại thuế quan theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại Mỹ năm 1974, tăng thuế đối với một loạt sản phẩm của Trung Quốc. Canada cũng công bố mức thuế 100% đối với xe điện (EV), cùng với mức thuế 25% đối với các sản phẩm thép và nhôm của Trung Quốc, trong khi Liên minh châu Âu (EU) bỏ phiếu ủng hộ mức thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Việc Mỹ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ làm giảm chi tiêu thực tế của các hộ gia đình Mỹ và Trung Quốc, đồng thời làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa cuối cùng do nước ngoài sản xuất. Thiệt hại đối với các ngành công nghiệp của Trung Quốc sẽ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu, làm suy yếu nhu cầu đối với hàng hóa trung gian được sản xuất tại các nước thứ ba.
Hiệu ứng lan tỏa này sẽ rõ rệt hơn ở các quốc gia có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy ngành thiết bị điện và quang học của Hàn Quốc và Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) sẽ thu hẹp đáng kể do có mối liên kết đầu vào-đầu ra chặt chẽ với công nghiệp Trung Quốc. Mặc dù hậu quả tiêu cực là rõ ràng, nhưng việc Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc cũng mang đến cơ hội cho các quốc gia châu Á khác. Năm 2012, Mỹ đã công bố áp thuế chống bán phá giá đối với máy giặt nhập khẩu từ Mexico và Hàn Quốc. Để đối phó, Samsung và LG đã chuyển cơ sở xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Trung Quốc. Năm 2016, khi Trung Quốc bị Mỹ áp thuế, các công ty này đã chuyển cơ sở xuất khẩu sang Đông Nam Á.
Ngoài việc tái phân bổ sản xuất trong các mạng lưới hiện có hoặc các sản phẩm cụ thể, chuỗi cung ứng sản xuất tại châu Á đang được tối ưu hóa lại. Bằng chứng cụ thể là sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Malaysia, với vốn đầu tư được phê duyệt từ năm 2021-2024 đã tăng gấp đôi so với giai đoạn 2015-2017.
Đông Nam Á đang có tiềm năng trở thành trọng tâm trong quá trình tối ưu hóa lại này, khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang. Trong cuộc khảo sát năm 2023 của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Việt Nam đã lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc, trở thành quốc gia triển vọng thứ hai cho hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản. Trong số các công ty lựa chọn Việt Nam, 22,2% cho rằng lý do lựa chọn của họ là "đa dạng hóa rủi ro". 20,6% những người ủng hộ Philippines - quốc gia được xếp hạng triển vọng thứ 8 - cũng nhấn mạnh yếu tố tương tự.
Theo khảo sát của JBIC, các công ty luôn xếp hạng "thực tiễn chính trị và pháp lý ổn định" là một trong những yếu tố hàng đầu - cùng với chất lượng sản phẩm, năng lực của nhà cung cấp và các mối quan hệ hiện có - khi lựa chọn nhà cung cấp. Việc tăng cường các điều kiện này không chỉ mang lại lợi ích cho nền kinh tế của các quốc gia mà còn hỗ trợ hoạt động hiệu quả của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tin liên quan
Chính sách của ông Trump có thể khiến các nhà sản xuất ôtô của Mỹ tụt hậu
09:53 | 24/01/2025 Xe - Công nghệ
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ
09:53 | 24/01/2025 Nhìn ra thế giới
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan quản lý hàng gia công: Hỗ trợ, tạo thuận lợi cho trên 1.100 doanh nghiệp
Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu hiệu quả, an ninh và thịnh vượng
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
Chính sách của ông Trump có thể khiến các nhà sản xuất ôtô của Mỹ tụt hậu
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics