Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
Cơ quan nhà nước được cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vị trí tại trụ sở làm việc để lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động. Ảnh: ST |
Không phải ban hành quyết định mua sắm, thuê tài sản
Bà Lê Thị Ngọc Lan, Phó Chánh Văn phòng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, Nghị định số 114 sửa đổi khá nhiều với 52 Điều; bổ sung 15 Điều; bãi bỏ 2 Điều của Nghị định số 151; đặc biệt bãi bỏ Khoản 5 Điều 12 Nghị định 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Đồng thời, Nghị định 114 cũng bổ sung nhiều nội dung mới quy định vòng đời của một tài sản từ lúc hình thành sử dụng đến lúc kết thúc để đáp ứng tình hình thực tiễn.
Liên quan đến quy định về mua sắm, thuê tài sản phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước, bà Lê Thị Ngọc Lan cho biết, Nghị định 114 đã cho phép các cơ quan, tổ chức, đơn vị không phải ban hành quyết định mua sắm, thuê tài sản. Thay vào đó, căn cứ phạm vi dự toán ngân sách được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức thực hiện mua sắm, thuê tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Đồng thời, việc mua sắm, thuê tài sản này không bao gồm mua sắm, thuê dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ khác.
Về thẩm quyền quyết định việc mua sắm, thuê tài sản, Nghị định 114 quy định, trường hợp phải lập thành dự án thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) loại 1 (ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư) và loại 2 (ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên) quyết định mua sắm tài sản, thuê tài sản.
Được giữ lại 50% nguồn thu để bổ sung nguồn chi thường xuyên
Nghị định 114 bổ sung Điều 10b về khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước. Theo đó, danh mục tài sản công tại cơ quan nhà nước được khai thác gồm: nhà ở công vụ; quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm ứng dụng; cơ sở dữ liệu; tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan nhà nước (nhà ăn, căn tin; nhà/bãi để xe; vị trí lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động; vị trí lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông; vị trí lắp đặt màn hình led, tấm pano phục vụ thông tin, tuyên truyền)…
Trong đó, việc khai thác tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan nhà nước được quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nhằm phục vụ cho hoạt động của cơ quan nhà nước và các nhu cầu thiết yếu của cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan nhà nước và khách đến công tác.
Các hình thức khai thác bao gồm: cơ quan nhà nước tự quản lý, sử dụng nhà ăn, căn tin, nhà/bãi để xe để cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan nhà nước và khách đến công tác. Giá dịch vụ được thực hiện theo quy định của Nhà nước. Hoặc cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền khai thác nhà ăn, căn tin, nhà/bãi để xe để cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan nhà nước và khách đến công tác. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền khai thác nhà ăn, căn tin, nhà/bãi để xe được thực hiện theo các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Bên cạnh đó, có hình thức cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vị trí tại trụ sở làm việc để lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động, lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông, lắp đặt màn hình led, tấm pano phục vụ thông tin, tuyên truyền kết hợp quảng cáo theo quy định của pháp luật.
Theo quy định, số tiền thu được từ khai thác tài sản công sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp có liên quan đến việc tổ chức khai thác tài sản công (chi phí xác định giá, chi phí tổ chức đấu giá, chi phí trong lựa chọn nhà thầu, chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan), thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật (nếu có). Cơ quan nhà nước được giữ lại 50% để bổ sung nguồn chi thường xuyên hằng năm sử dụng cho công tác quản lý và các hoạt động khác được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan và được xác định là khoản thu hợp pháp khác của cơ quan; 50% nộp ngân sách nhà nước trung ương (đối với cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý), nộp ngân sách địa phương (đối với cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý). Người đứng đầu cơ quan có tài sản khai thác chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc khai thác và xác định số tiền nộp ngân sách nhà nước.
Tin liên quan
Nâng tầm giá trị hàng Việt qua thương mại điện tử
08:13 | 30/11/2024 Kinh tế
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
23:37 | 12/11/2024 Tài chính
Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA
15:09 | 03/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Lưu ý về quản lý hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử
16:01 | 02/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát đối tượng không chịu thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu
15:41 | 02/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không điều chuyển nhà, đất sang doanh nghiệp để kinh doanh bất động sản
08:08 | 30/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thông quan hàng hóa
07:45 | 29/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đánh thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để ngăn đầu cơ
10:05 | 28/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp mong chờ chính sách mới trong thủ tục, giám sát hải quan
07:50 | 27/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình hợp lý để tránh gia tăng buôn lậu
07:21 | 27/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kiến nghị sửa quy định luân chuyển hàng hóa
13:30 | 26/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đưa kinh nghiệm thực tiễn vào chính sách quản lý hải quan
10:20 | 26/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Tập trung 4 nhóm giải pháp phát triển kinh tế số
Kinh doanh mỹ phẩm lậu, một doanh nghiệp bị phạt 180 triệu đồng
Thu ngân sách TP Hồ Chí Minh tăng trưởng cao
Tạm giữ trên 200.000 sản phẩm nước tăng lực giả nhãn hiệu Redbull
Hải quan Hà Tĩnh: Bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 52 kg ma túy
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia