Doanh nghiệp Việt Nam thích ứng trước yêu cầu của EU về lao động
Doanh nghiệp cần nắm chắc các quy định mới về kiểm soát hàng nhập khẩu của EU Doanh nghiệp bán lẻ thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới Doanh nghiệp ngành thực phẩm chủ động thích ứng trong xuất khẩu |
Sản xuất hàng dệt may XK tại Công ty PPJ. Ảnh: DN cung cấp |
Tiềm năng xuất khẩu lớn
Thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, sau 4 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực (từ 8/2020), Việt Nam đã xuất khẩu hơn 200 tỷ USD hàng hóa sang 27 quốc gia thành viên EU, đạt mức tăng trưởng đều đặn từ 12-15% mỗi năm. Đà tăng trưởng này tiếp tục được duy trì trong năm 2024, khi chỉ trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu sang EU đạt 42,3 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm trước. Điều này giúp thặng dư thương mại với EU đạt 28,5 tỷ USD.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng EVFTA rất hiệu quả. Tỷ lệ doanh nghiệp hiểu rõ về EVFTA cao hơn so với nhiều FTA khác, với tỷ lệ sử dụng ưu đãi C/O mẫu EUR.1 đạt mức đáng kể, như thủy sản (89,2%), rau quả (88,3%) và giày dép (gần 100%).
Nhiều quốc gia thành viên EU hiện là bạn hàng lớn của Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam đạt vài tỷ đến hàng chục tỷ USD mỗi năm. Năm 2023, Hà Lan dẫn đầu với 10,25 tỷ USD, tiếp theo là Đức (7,4 tỷ USD), Italia (4,5 tỷ USD) và Tây Ban Nha (3,3 tỷ USD).
Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), EVFTA đã tạo động lực lớn cho xuất khẩu của Việt Nam sang EU, từ mức 35 tỷ euro năm 2019 lên hơn 48 tỷ euro năm 2023. Các ngành hàng hưởng lợi chính bao gồm điện tử, dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản… Đây không chỉ là kết quả từ việc tận dụng hiệu quả EVFTA mà còn phản ánh sự nỗ lực cải tiến và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thích ứng với quy định mới
Bên cạnh những cơ hội, EU liên tục ban hành quy định mới và điều chỉnh những quy định cũ. Điều này có tác động rất lớn tới xuất khẩu của Việt Nam đòi hỏi sự tuân thủ của các doanh nghiệp. Thông tin tại hội thảo “Yêu cầu của EU về lao động trong thương mại và chuỗi cung ứng – Thách thức và giải pháp cho doanh nghiệp” diễn ra mới đây tại TPHCM, ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm hội nhập quốc tế, Viện nghiên cứu phát triển TPHCM cho biết, tình hình kinh tế địa chính trị thế giới đã và đang diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng chung đến chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động trực tiếp, gián tiếp đến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Trong đó, EU - một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam cũng đã đặt ra những yêu cầu cao về lao động, môi trường thông qua những điều khoản về lao động trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Chỉ thị về Thẩm định phù hợp về tính bền vững của doanh nghiệp… Những thách thức trên đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt thông tin, minh bạch hơn trong việc quản trị và yêu cầu ngày càng cao về mặt tuân thủ đối với cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Điều đó cho thấy, bằng cách đầu tư vào tiêu chuẩn lao động, minh bạch chuỗi cung ứng, và nâng cao trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp không chỉ đáp ứng được yêu cầu của thị trường mà còn tạo dựng lợi thế cạnh tranh dài hạn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, việc hướng tới các giá trị bền vững sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam không chỉ chinh phục thị trường EU mà còn nâng tầm vị thế trên bản đồ thương mại thế giới.
Song điều khiến nhiều chuyên gia băn khoăn là việc tận dụng lao động gia đình, bao gồm trẻ em và người cao tuổi tại một số doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ gây ảnh hưởng đến chất lượng và tính bền vững của chuỗi cung ứng.
Ông Trần Ngọc Thích, Trưởng phòng Pháp lý Công ty Cổ phần Kết nối Nhân tài đề xuất doanh nghiệp nên thiết lập bản đồ chuỗi cung ứng. Do đó, doanh nghiệp cần xác định rõ có bao nhiêu tổ chức tham gia vào chuỗi này và nếu phát hiện hộ gia đình nào sử dụng lao động trẻ em, cần chủ động trao đổi với các đối tác, đặc biệt là tại châu Âu, để thông báo và xử lý vấn đề.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ các đầu mối lớn và yêu cầu các đối tác ký cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động và sản xuất. Thêm vào đó, mọi giao dịch và công việc gia công đều phải được xác nhận bằng hợp đồng rõ ràng để tránh việc sản xuất tại nhà mà không có sự thỏa thuận chính thức. Đồng thời, tránh tình trạng sử dụng lao động trẻ em khi nhân viên mang hàng về nhà gia công… Nhất là trong lĩnh vực dệt may, da giày cần sử dụng nhiều lao động.
Tin liên quan
Chủ động nguồn hàng đón cơ hội trong xuất khẩu xanh
14:43 | 04/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
Trung Quốc siết chặt việc xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ
10:18 | 04/12/2024 Nhìn ra thế giới
“Ươm hy vọng, sáng tương lai” hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn
15:17 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp đề xuất tuyến vận chuyển không người lái qua cửa khẩu Tân Thanh-Pò Chài
11:06 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn Masan: Xây dựng nền tảng tiêu dùng – bán lẻ đặt người tiêu dùng làm trọng tâm
09:36 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam
09:36 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kỳ vọng những thương vụ M&A xuyên biên giới
08:05 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Người trẻ nỗ lực làm ngày cày đêm để tết có thêm gói bánh thùng trà
14:06 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hiệu quả từ giảm phát thải và phát triển bền vững của doanh nghiệp gỗ
10:08 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm
09:36 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics
07:38 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam chiêu mộ thêm các nhân tài công nghệ
18:43 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghệ Australia khám phá tiềm năng số hóa tại Việt Nam
16:09 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Tập trung 4 nhóm giải pháp phát triển kinh tế số
Kinh doanh mỹ phẩm lậu, một doanh nghiệp bị phạt 180 triệu đồng
Thu ngân sách TP Hồ Chí Minh tăng trưởng cao
Tạm giữ trên 200.000 sản phẩm nước tăng lực giả nhãn hiệu Redbull
Hải quan Hà Tĩnh: Bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 52 kg ma túy
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia