Tinh gọn bộ máy - Thời gian không chờ đợi
Phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào ngày 25/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi rất cấp thiết của tình hình thực tiễn. Thời gian không chờ đợi.
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Theo đồng chí Tổng Bí thư, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng (dự kiến diễn ra vào tháng 1/2026).
Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao.
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì cho đến nay việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa nhiều cơ quan còn trùng lắp, chồng chéo, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao.
Hiệu quả hoạt động chưa cao của bộ máy nhà nước là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động ở nước ta rất thấp.
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, năng suất lao động của toàn nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 theo giá cả hiện hành mới đạt 199,3 triệu đồng/người (tương đương 8.380 USD, tăng 274 USD so với năm 2022).
Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65%. Còn theo Ngân hàng Thế giới (WB), tính theo sức mua tương đương (PPP), năng suất lao động của Việt Nam tăng bình quân 4%/năm trong giai đoạn 2021-2022, đứng thứ hai ở Đông Nam Á (mức tăng bình quân chung của thế giới là 2%).
Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối, năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 tính bằng USD theo ngang giá sức mua tương đương là 2.400 USD thì chỉ bằng 11,4% so với Singapore, 24,7% so với Hàn Quốc, 26,3% so với Nhật Bản, 35,4% so với Malaysia, 64,8% so với Thái Lan, 79% so với Indonesia và 94,5% so với Philippines.
Năng suất lao động là một trong những thước đo chính để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia.
Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu tăng năng suất lao động xã hội bình quân của giai đoạn 2021-2025 là hơn 6,5%/năm.
Tiếp đó, ngày 8/11/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1305/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030” với mục tiêu đến năm 2030 năng suất lao động sẽ trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam nằm trong nhóm ba nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động.
Để đạt mục tiêu này, Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 đặt ra 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, trong đó có việc đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, tri thức, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện khung khổ pháp luật, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cả bên trong và bên ngoài nhằm cải thiện năng suất lao động; thúc đẩy cơ cấu lại không gian kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành.
Tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” (tháng 5/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược, lâu dài của cả hệ thống chính trị - là con đường ngắn nhất đưa nước ta bắt kịp các nước phát triển trên thế giới, tiến cùng và vượt lên trong xây dựng, phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Từ Đại hội XI (tháng 1/2011), Đảng ta đã xác định, phát triển nguồn nhân lực cùng với thể chế và hệ thống kết cấu hạ tầng là ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy nhà nước mà Tổng Bí thư Tô Lâm vừa phát động có liên quan mật thiết đến đột phá khẩu chiến lược về thể chế và cũng có mối liên hệ với đột phá khẩu chiến lược về phát triển nguồn nhân lực.
Về việc tháo gỡ nút thắt thể chế, trong bài viết ngày 5/11/2024 với tiêu đề: "Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả” Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ công tác trọng tâm thứ nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống chính trị mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.
Tập trung tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII - “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” - đánh giá nghiên túc, toàn diện về tình hình và kết quả đạt được, những ưu điểm, khuyết điểm; đề xuất, kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Công tác trọng tâm thứ hai là tập trung hoàn thiện thể chế theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống. Rà soát các quy định pháp luật có liên quan để chủ động chuẩn bị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo đúng quy định, bảo đảm chủ trương của Đảng được triển khai nhanh nhất sau khi được Trung ương thống nhất thông qua.
Tập trung hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, gắn với tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với địa phương; Trung ương, Chính phủ, Quốc hội tăng cường hoàn thiện thể chế, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát và cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Công tác trọng tâm thứ ba là gắn tinh gọn tổ chức bộ máy với việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh. Ban hành quy định về khung tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ ở từng cấp, từ Trung ương tới cơ sở, từng loại hình để chủ động rà soát, xác định có thể bố trí ngay.
Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đánh giá cán bộ. Có cơ chế hữu hiệu sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín và sử dụng đối với người có năng lực nổi trội.
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì không còn xa nữa thời điểm kỷ niệm 100 năm Việt Nam có sự lãnh đạo của Đảng và 100 năm ngày thành lập nước.
Đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu để đạt được các mục tiêu chiến lược, chúng ta không những phải nỗ lực phi thường mà còn không được phép chậm trễ, lơi lỏng; khẩn trương thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị./.
Tin liên quan
Bộ Nội vụ hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ khi tinh gọn tổ chức bộ máy
13:08 | 10/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ấn Độ: Việt Nam quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới
09:29 | 09/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Nội vụ nói gì về việc giải quyết nhân sự sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy?
20:54 | 07/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
14:36 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây
10:10 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Giấy phép lái xe môtô gồm những hạng nào?
08:51 | 06/01/2025 Xe - Công nghệ
Cú hích cho ngành công nghiệp hỗ trợ từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
06:35 | 05/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
15:39 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
07:34 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
06:29 | 01/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
15:31 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
15:13 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hàng hóa tết được kiểm soát về chất lượng, giá cả
15:21 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương
14:25 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
Tăng trưởng 2 con số, Viettel nộp ngân sách nhà nước 44,3 nghìn tỷ đồng
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics