Kinh nghiệm quốc tế về quản lý giá
Tại nhiều nước, hầu hết giá cả các hàng hóa dịch vụ đều vận động theo cơ chế giá thị trường. |
Kinh nghiệm quản lý giá tại một số nước
Bộ Tài chính cho biết, việc khảo sát, thu thập, đánh giá về công tác quản lý, điều hành giá của một số quốc gia trên thế giới cho thấy, hầu hết giá cả các hàng hóa dịch vụ đều vận động theo cơ chế giá thị trường. Chỉ có một số ít giá hàng hóa dịch vụ có sự quản lý điều tiết của Nhà nước, chủ yếu là các mặt hàng quan trọng thiết yếu như giá điện, giá xăng dầu, giá khí, sản phẩm dịch vụ công ích... với nguyên tắc đầu tiên là bù đắp được các chi phí thực tế phát sinh và mức lợi nhuận phù hợp. Nhà nước sẽ không bù lỗ và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Nhà nước thực hiện công tác quản lý giá tại các mức độ nhất định thông qua các biện pháp kinh tế vĩ mô (tài chính, tiền tệ, đầu tư, xuất nhập khẩu…) cũng như chính sách pháp luật về giá.
Đến nay đã có nhiều quốc gia ban hành luật có nội dung điều chỉnh trong lĩnh vực giá. Cụ thể, Trung Quốc ban hành Luật Giá năm 1997; Thái Lan ban hành Đạo Luật cạnh tranh trong kinh doanh 1999; Hàn Quốc ban hành Luật Bình ổn giá cuối năm 1975; Australia ban hành Đạo Luật kiểm soát giá cả năm 1983; Malaysia ban hành Đạo luật kiểm soát giá cả năm 1946; Singapore ban hành Đạo luật Kiểm soát giá năm 1950. Một số đạo luật về giá chỉ thực hiện trong những thời điểm nhất định, tuy nhiên, đa số các đạo luật vẫn đang được thi hành cùng với những sửa đổi, bổ sung phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Các biện pháp quản lý giá thường được áp dụng tại các nước này bao gồm: định giá, hướng dẫn tính giá một số loại hàng hóa dịch vụ thiết yếu, quan trọng; thực hiện bình ổn giá như điều hòa cung cầu, kiểm soát yếu tố hình thành giá, thúc đẩy cạnh tranh, thông tin về giá; xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật về giá; áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cho biết, qua tìm hiểu những kinh nghiệm quốc tế cho thấy trong bối cảnh của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, các nước đều trong xu hướng tự do hóa giá cả, theo đuổi mô hình kinh tế thị trường; cùng với đó việc kiểm soát, quản lý giá của Chính phủ cũng được thay đổi theo hướng giảm dần sự can thiệp trực tiếp của nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường mà chuyển sang các hình thức gián tiếp hơn bằng các công cụ tài chính, cạnh tranh, thuế,…
Tuy nhiên, cho đến nay, thực tế cho thấy một tất yếu là dù là quốc gia nào với chế độ chính trị khác nhau, chiến lược phát triển kinh tế khác nhau thì đều hướng tới việc thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước về giá ở các mức độ khác nhau bởi cần khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường (như độc quyền tự nhiên, công ích) và sự khác nhau này được tạo bởi điều kiện hạ tầng kinh tế-chính trị-xã hội khác nhau của mỗi quốc gia nên sẽ phải lựa chọn chính sách quản lý giá đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia trên nhiều khía cạnh. Bên cạnh đó, việc nhà nước quản lý, bình ổn giá cũng được quy định trong các trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh…dẫn đến khủng hoảng, bất ổn giá cả thị trường gây mất trật tự an toàn, an sinh xã hội.
Các nước theo đuổi mô hình nền kinh tế thị trường thì khi xây dựng chính sách về quản lý giá đều có sự đánh giá và lựa chọn quản lý giá tập trung theo đặc tính mặt hàng như mặt hàng dễ phát sinh tính chất độc quyền hoặc ảnh hưởng lớn đến anh ninh quốc gia, kinh tế vĩ mô (điện, xăng dầu, nước) hoặc mặt hàng có tính chất công ích hoặc không hấp dẫn các nhà đầu tư nên Chính phủ phải tham gia vào bằng nhiều chính sách, trong đó có chính sách giá (bao gồm cả sử dụng các quỹ tài chính) để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội (như dịch vụ khám bệnh chữa bệnh, dịch vụ giáo dục).
Nguyên tắc quản lý giá của các nước đều là tôn trọng quyền tự định giá của các tổ chức, cá nhân; đồng thời tùy vào từng đối tượng sử dụng hàng hóa, dịch vụ, Chính phủ có thể đưa ra các chính sách can thiệp về giá khác nhau, nhưng trọng tâm vẫn là có sự hỗ trợ, can thiệp về giá của Chính phủ đối với các đối tượng dễ bị tổn thương về an sinh xã hội hoặc nơi vùng sâu vùng xa. Ví dụ như dịch vụ giáo dục cho mầm non, dịch vụ y tế cho người nghèo,…
Không có sự khác biệt lớn so với thế giới
Theo phân tích của Bộ Tài chính, pháp luật quản lý giá ở Việt Nam và các nước nhìn chung không có khác biệt lớn đối với những mặt hàng do Nhà nước quản lý, điều tiết. Điển hình như Trung Quốc với đặc điểm kinh tế tương đồng như Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc giảm kiểm soát giá tuy vẫn giữ các Bộ Luật về quản lý giá và Chính phủ vẫn quản lý giá các mặt hàng như khí đốt, xăng dầu.
Kinh nghiệm từ quản lý giá tại Hàn Quốc đã thể hiện nhu cầu phải có Hội đồng có thẩm quyền lớn để quy định những phương hướng và chỉ dẫn đối với công tác bình ổn giá. Tuy Nhật Bản không có cơ chế hỗ trợ cho các đối tượng chính sách qua giá nhưng vẫn thực hiện chính sách an sinh xã hội thông qua các quỹ phúc lợi của quốc gia này để hỗ trợ giá cho người tiêu dùng; đồng thời cần phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về giá; công khai, minh bạch chính sách điều hành.
Công tác quản lý giá điện ở Việt Nam có thể học hỏi mô hình điều tiết giá điện tại Mỹ đang được kết hợp giữa mô hình kiểm soát độc quyền với mô hình cạnh tranh. Có thể áp dụng những biện pháp để kiểm soát nguồn cung, quy hoạch diện tích nuôi trồng, quản lý giá sữa,… của Na Uy, đảm bảo giữ giá ở mức có lợi nhuận cho người dân.
Hay như trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 biến động phức tạp, nhu cầu một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, thuốc, vật tư y tế tăng cao trong giai đoạn bùng phát dịch đẩy giá cả hàng hóa những mặt hàng này tăng cao nếu nguồn cung không đáp ứng kịp thời, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội thì có thể học hỏi những kinh nghiệm của Mỹ và Singapore về xây dựng chế tài đối với hành vi nâng giá cơ hội, lợi dụng nhu cầu tăng đột biến và tình trạng khan hiếm tạm thời về nguồn hàng để tăng giá trục lợi.
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA
15:09 | 03/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics