Khó khăn chủ yếu tập trung ở đầu tư công
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương |
Đầu tháng 2 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện về đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Thưa ông, với thời gian thực hiện trong 2 năm, làm thế nào để chúng ta có thể giải ngân được nhiều nhất và có chất lượng nhất gói hỗ trợ này?
Ngay sau khi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, với gói ngân sách “chưa có tiền lệ” lên tới 350.000 tỷ đồng, được giải ngân trong 2 năm 2022 - 2023 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP là kim chỉ nam hành động cho chương trình này.
Điều này đã cơ bản đáp ứng được mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Quốc hội, Chính phủ trong việc đưa nền kinh tế của nước ta sớm vượt qua giai đoạn nhiều khó khăn, thử thách để vững bước đi lên.
Rất nhiều câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể triển khai được gọn gàng trong 2 năm 2022-2023, trong đó giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, thường xuyên chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ.
Với nhóm đầu tư công, bên cạnh 3 nhóm giải pháp đặc thù được Quốc hội cho phép thực hiện thì vẫn phải thực hiện theo các quy định hiện hành về đầu tư công. Do vậy nó mất nhiều thời gian hơn so với nhóm tín dụng cũng như nhóm chính sách thuế, phí. Để khắc phục tình trạng này, Quốc hội đã cho phép thực hiện một cơ chế mang tính linh hoạt kết hợp hài hoà giữa chương trình phục hồi với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó với khoản ngân sách được bổ sung từ chương trình phục hồi 113.000 tỷ đồng cho đầu tư công sẽ triển khai tăng thêm dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 - 2023 chi cho đầu tư công. Trước mắt sẽ chi ngay cho các dự án của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã đủ điều kiện thực hiện và giải ngân.
Còn với các dự án trong chương trình phục hồi nền kinh tế sẽ được chi tiêu thế nào? Có thể những dự án được hoàn thiện sớm thủ tục có thể giải ngân được ngay trong năm 2022 hoặc 2023. Còn với những dự án lớn thì phần giải ngân trong quá trình thực hiện sẽ rơi vào khoảng 2024, 2025. Lúc đó sẽ sử dụng khoản vốn đáng nhẽ ra được chi tiêu cho kế hoạch đầu tư công trung hạn với các dự án đã được tiêu trước năm 2022 - 2023 rồi thì phần vốn dư sẽ được để đắp sang giải ngân cho các dự án của chương trình phục hồi.
Điều này sẽ tạo sự hài hòa giữa chương trình phục hồi và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Đồng thời, sẽ giải quyết được vấn đề mà chúng ta dễ mắc phải đó là có tiền mà không có dự án để tiêu, đây cũng là một tiến bộ mới trong thực hiện cơ chế phục hồi lần này.
Một cấu phần rất quan trọng chiếm đến 1/3 gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng đó là dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Nhưng công tác giải ngân vốn đầu tư công luôn là bài toán nan giải từ xưa đến nay không chỉ nằm ở quy trình thủ tục mà còn là quá trình tổ chức thực hiện. Gần 114.000 tỷ đồng dành cho đầu tư kết cấu hạ tầng nằm trong gói hỗ trợ lần này sẽ dành cho những dự án nào, thưa ông?
Nghị quyết số 43 và và Nghị quyết số 11 của Chính phủ đã xác định lượng tiền gần 114.000 tỷ đồng để phục vụ cho việc đầu tư kết cấu hạ tầng. Nguồn vốn này để thực hiện các công trình, dự án cấp bách, có tính lan tỏa, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, đây cũng là vốn mồi để các bộ, ngành, địa phương tiếp tục có điều kiện tiếp tục huy động thêm các nguồn lực khác cho đầu tư phát triển.
Trong tổng số gần 114.000 tỷ đồng dành cho kết cấu hạ tầng, dự kiến, sẽ có khoảng 70.000 tỷ đồng dành cho cao tốc Bắc - Nam. Phần còn lại sẽ phân bổ cho một số công trình khác trong các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, y tế và chuyển đổi số... Trong đó nhấn mạnh vào 3 nhóm được đầu tư. Thứ nhất là hạ tầng giao thông, đây là nhóm có quy mô lớn và rất nhiều dự án trọng điểm của quốc gia. Điển hình là dự án đường cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 ngoài ra còn một số các dự án mang tính liên kết vùng, các trục xương sống, trục ngang, trục dọc ở vùng miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long là những nơi đang cần các hạ tầng mang tính chiến lược để phát triển.
Nhóm thứ hai là nhóm về các dự án của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong đó trọng tâm vào khắc phục phòng chống sạt lở bờ sông cũng như các dự án phòng chống thiên tai.
Nhóm thứ ba là nhóm về y tế. Chúng ta sẽ tập trung một lượng vốn đáng kể để khắc phục hạn chế đã được nhận thấy trong các đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua. Như là hệ thống y tế cơ sở, chúng ta thấy năng lực rất là yếu thời gian qua do vậy cần phải đầu tư để nâng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở lên.
Thưa ông, đến thời điểm này Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được các đề xuất các dự án từ phía các bộ, ngành chưa?
Tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có báo cáo trên cơ sở tổng hợp từ các bộ, ngành và địa phương có liên quan cho thấy những nhiệm vụ của Nghị quyết 11 đều được các bộ, ngành và địa phương triển khai hết sức khẩn trương. Kết quả cho thấy, so với yêu cầu, tiến độ của Nghị quyết 11 của Chính phủ thì cơ bản các bộ, ngành, địa phương đáp ứng được yêu cầu về tiến độ. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong việc tổng hợp công tác triển khai.
Bộ Tài chính đã rất chủ động dự thảo và trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn về các chính sách liên quan đến điều chỉnh thuế, phí và lệ phí để có thể triển khai được ngay trong những tháng đầu năm 2022.
Về các giải pháp liên quan đến nguồn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng rất chủ động trong việc phối hợp với các bộ, trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để soạn thảo các văn bản, nhất là các nghị định về hướng dẫn đối với các nguyên tắc, tiêu chí, cũng như là các đối tượng để được hỗ trợ từ nguồn tín dụng ưu đãi trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Khó khăn trong triển khai Nghị quyết 11 chủ yếu tập trung ở phần về đầu tư công, do liên quan đến nhiều dự án cũng như trình tự, thủ tục phê duyệt các dự án. Tiến độ cũng như công tác tổng hợp các dự án đầu tư công thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội hiện nay có chậm hơn một chút do các bộ, ngành, địa phương có tiến độ thực hiện rất khác nhau.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 11 rất chi tiết với các khoản mục cụ thể. Nghị quyết đã giao các nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương có liên quan gắn với tiến độ, thời gian cũng như là các hình thức triển khai thực hiện.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư rất mong muốn các bộ, ngành, địa phương giám sát các nhiệm vụ được phân công theo Nghị quyết 11 để triển khai thực hiện khẩn trương, hiệu quả, có như vậy thì hiệu quả của Chương trình được phát huy cao nhất có thể.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Còn 3 tháng để phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công
22:53 | 09/11/2024 Kinh tế
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng
21:34 | 10/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan