Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
9 |
Thủ tướng Chính phủ tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 8. Ảnh: Quốc hội |
Quản lý thu, chi ngân sách chặt chẽ, hiệu quả
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, báo cáo, giải trình một số vấn đề, trong đó liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, công tác này đã được tập trung chỉ đạo.
Theo đó, quản lý thu, chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, dành nguồn lực tăng cho chi phát triển con người, bảo đảm an sinh xã hội và chi đầu tư phát triển; khắc phục hiệu quả việc đầu tư dàn trải; tỷ lệ nợ công, bội chi thấp hơn giới hạn cho phép.
Hơn nữa, công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài sản công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản được tăng cường.
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán được chú trọng; điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án kinh tế, thu hồi số lượng lớn tiền và tài sản cho nhà nước.
Đồng thời, đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuyển đổi số, trong đó triển khai Đề án 06 góp phần tiết kiệm chi phí xã hội trên 3.000 tỷ đồng hằng năm…
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sẽ khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật. Ảnh: Quốc hội |
Nhưng thẳng thắn nhìn nhận thực tế, Thủ tướng nêu rõ, công tác này còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Nguyên nhân do có tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết và còn mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến lãng phí nguồn lực.
Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính ở một số dự án còn chưa nghiêm. Thủ tục hành chính còn rườm rà.
Việc sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, giảm chi phí thường xuyên, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn chậm…
Nên thời gian tới, Thủ tướng cho biết sẽ khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật; đồng thời tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên.
Cùng với đó là tăng cường thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực, nhất là về đầu tư, tài sản công, đất đai, khoáng sản…; xử lý nghiêm vi phạm với tinh thần “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.
Xây dựng bộ máy hành chính nhà nước theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”.
Vận dụng kinh nghiệm để xử lý các dự án tồn đọng
Cũng về vấn đề này, chất vấn Thủ tướng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn TP Đà Nẵng) đã đề nghị cho biết về cơ chế và tiến độ khi vẫn còn một số dự án tồn đọng và tổ chức tín dụng yếu kém vẫn chưa được xử lý.
Trả lời chất vấn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, với sự nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ, 12 dự án yếu kém kéo dài đã cơ bản xin xong chủ trương của Bộ Chính trị, đã được Bộ Chính trị đồng ý.
Trên cơ sở đó, vấn đề nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ sẽ xử lý; vấn đề nào vượt quyền hạn của Chính phủ, Chính phủ sẽ báo cáo xin ý kiến Quốc hội.
Từ kinh nghiệm xử lý 12 dự án yếu kém, Thủ tướng cho biết sẽ tiếp tục vận dụng xử lý các dự án tồn đọng còn lại.
Theo đó là rà soát những dự án tồn đọng trên cả nước, cách thức tương tự như xử lý dự án Cát Linh - Hà Đông, Trung tâm nhiệt điện Ô Môn, mỏ khí Lô B, Nhiệt điện Thái Bình 2…
Liên quan đến xử lý ngân hàng yếu kém, Thủ tướng cho biết vừa qua đã chuyển giao bắt buộc xong 2 ngân hàng, 2 ngân hàng còn lại đang thực hiện.
Còn ngân hàng SCB cũng đang xử lý, trên tinh thần đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cũng như kiểm soát chặt chẽ tài sản không để thất thoát, nên cần lộ trình phù hợp.
Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho rằng còn hạn chế, bất cập trong phân cấp, phân quyền. Ảnh: Quốc hội |
Phân cấp, phân quyền vướng chủ yếu ở Trung ương
Cũng tại phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị Thủ tướng giải trình rõ hơn về những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Bởi như theo đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông), việc phân cấp, phân quyền còn nhiều bất cập, còn tình trạng chưa đúng vai, chưa thuộc bài và chưa đồng bộ, vẫn tập trung nhiều ở Trung ương.
Còn đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho rằng, còn tình trạng chậm trễ trong rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về chuyên ngành; hay việc phân cấp, phân quyền chưa tính tới đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và khả năng quản lý của từng cấp, từng ngành, nên chưa phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của từng địa phương.
Trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, phân cấp, phân quyền là vấn đề lớn và thực tế đã triển khai.
Riêng nhiệm kỳ này, Chính phủ đã trình với Quốc hội ban hành 14 luật có liên quan, 9 nghị quyết, bổ sung thay thế 27 nghị định.
Nhưng theo Thủ tướng, “nút thắt” lớn tập trung chủ yếu ở Trung ương. Nên thời gian tới sẽ rà soát lại các quy định của pháp luật, các quy định của Đảng; rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan…
Bên cạnh phân cấp, phân quyền thì phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp.
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Quy định mới của Chính phủ về thực hiện đấu giá biển số xe
09:59 | 16/12/2024 Xe - Công nghệ
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics