Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
Dẫn kinh nghiệm quốc tế, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho hay, họ đã giải quyết được 3 vấn đề.
Thứ nhất là dám vay, thứ hai là phân cấp mạnh cho địa phương, thứ ba là thành lập các công ty nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư công.
Sau khi thực hiện đầu tư công về đường xá, cầu cống… thì chuyển nhượng lại quyền khai thác cho tư nhân, từ đó thu hồi vốn nhà nước nhưng vẫn quay vòng vốn để tranh thủ được vốn của tư nhân và vốn của Nhà nước đi làm việc khác.
“Chúng ta phải học tập, tại sao người ta làm được diện tích đường cao tốc, đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, đường sắt cao tốc… Chúng ta chưa có km nào, nếu chúng ta làm theo quy định cũ sẽ rất chậm và không đáp ứng được yêu cầu, nên phải phân cấp mạnh hơn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình trước Quốc hội. Ảnh: Quốc hội |
Vì thế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều sự thay đổi tư duy trong xây dựng luật.
Đó là dự thảo Luật đã tập trung để vừa quản lý, vừa kiến tạo cho phát triển các động lực mới, tạo ra các không gian mới, khơi thông được các điểm nghẽn cho tăng trưởng kinh tế.
Hơn nữa, dự thảo Luật cũng đưa ra yêu cầu chuyển từ phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT, trong giai đoạn 2021-2025, Quốc hội quyết nghị 10 dự án quan trọng quốc gia, trong đó 5 dự án trên 30.000 tỷ đồng. Dự kiến giai đoạn 2026-2030 sẽ có 40 dự án trên 10.000 tỷ đồng, với 30 dự án hơn 30.000 tỷ đồng. Việc xem xét, quyết nghị số lượng lớn dự án trong một nhiệm kỳ Quốc hội là nhiều, nên phân cấp cho Chính phủ hoặc địa phương, giúp Quốc hội tập trung vào những quyết sách lớn của đất nước. |
“Trung ương, Quốc hội, Chính phủ tập trung giữ vai trò kiểm soát, kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế môi trường và làm rõ các trách nhiệm, kết quả cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; giảm xin - cho, giảm quyền anh, quyền tôi, giảm đùn đẩy, né tránh”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.
Liên quan đến đề xuất nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng trở lên (hiện tại là 10.000 tỷ đồng), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay, hiện nay, quy mô nền kinh tế đã tăng 10 lần so với năm 2000 và 2,5 lần so với năm 2013. Mức trượt giá bình quân từ năm 2000 đến nay là 3% một năm.
Nên để vòng đời của luật trong dự kiến khoảng 5-10 năm, Bộ trưởng cho rằng, quy mô vốn dự án quan trọng là 30.000 tỷ đồng như Chính phủ đề xuất là phù hợp.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết dự thảo có những thay đổi về tư duy trong xây dựng pháp luật. Ảnh: Quốc hội |
Về phân cấp điều chỉnh chủ trương đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định việc này không vi phạm Hiến pháp, đồng thời đảm bảo tính linh hoạt, giảm bớt thủ tục cho các cơ quan Chính phủ, Quốc hội.
“Quốc hội quản lý những vấn đề lớn, còn chi tiết phát sinh, dịch chuyển, điều chỉnh giữa các bộ, ngành của đầu tư công trung hạn thì nên giao lại cho Chính phủ sẽ linh hoạt hơn, mà Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát được”, Bộ trưởng Bộ KHĐT nêu rõ.
Về tách dự án với giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói, theo quy định hiện nay, dự án qua 3 bước là chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án và thực hiện dự án.
Giải phóng mặt bằng nằm ở khâu chuẩn bị dự án, làm trước và song song với thủ tục đầu tư. Nên nếu tách bạch 3 khâu này thì sẽ biết nguyên nhân nằm ở đâu, trách nhiệm thuộc về ai… khi thực hiện giải phóng mặt bằng.
Bộ trưởng nhấn mạnh đây sẽ là cải cách rất lớn, nhưng cũng sẽ đảm bảo quản lý được, kiểm soát được, không để tràn làn, thất thoát, lãng phí.
Kiểm soát quyền lực khi phân cấp, phân quyền Phát biểu tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự quan tâm đến những sửa đổi chính sách về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực hiện đầu tư công. Đại biểu Trần Chí Cường (đoàn TP Đà Nẵng) nhận xét, dự thảo Luật đã tháo gỡ được những vấn đề lâu nay đang vướng mắc trong thực tiễn triển khai hoạt động đầu tư công. Trong đó, việc bổ sung một số quy định mới như việc tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, sử dụng các nguồn vốn ngoài vốn đầu tư công cho công tác chuẩn bị đầu tư, phân cấp điều chỉnh quy hoạch đầu tư công, phân cấp quyết định chủ trương đầu tư các nhóm dự án, sẽ góp phần rút ngắn thời gian trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư công. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, vấn đề quy trình, thủ tục thực hiện đầu tư dự án công cần phải được nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian thực hiện dự án.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Hoàng Ngọc Định (đoàn Hà Giang) cho rằng cần thận trọng trong các quy định phân cấp, phân quyền, để phù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ và khả năng điều kiện tổ chức thực hiện của các địa phương, đơn vị để không phát sinh sai sót, bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện. Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (đoàn Quảng Bình) cũng nhấn mạnh yêu cầu phải bảo đảm nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy trong quản lý đầu tư công. |
Tin liên quan
Triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm để đầu tư công góp phần tăng trưởng kinh tế
15:02 | 25/12/2024 Tài chính
Tiếp tục công khai tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các dự án quan trọng quốc gia
20:50 | 12/12/2024 Tài chính
Chậm giải ngân đầu tư công vốn vay nước ngoài
07:48 | 08/12/2024 Tài chính
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics