“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi? Đại biểu Quốc hội lo "một rừng" thủ tục trong vay mua nhà ở xã hội Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
NHNN không cấm cho vay bất động sản
Tại phiên chất vấn lĩnh vực ngân hàng tại Kỳ họp thứ 8 vào ngày 11/11/2024, trả lời ý kiến trên của đại biểu Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, dư nợ tín dụng đối với bất động sản của Việt Nam hiện nay chiếm tỷ lệ khoảng 20-21% tổng dư nợ của nền kinh tế.
Nhưng theo Thống đốc, việc các tổ chức tín dụng cấp tín dụng vào các lĩnh vực nào và tỷ lệ bao nhiêu thì hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của các tổ chức tín dụng, trên cơ sở nguồn vốn huy động được.
Bởi hiện mỗi tổ chức tín dụng hàng huy động được các kỳ hạn khác nhau, có nơi huy động được vốn ngắn hạn, nên khi cấp tín dụng đối với bất động sản là tín dụng về trung, dài hạn thì phải rất cân đối.
Thống đốc cũng nêu, tiền gửi trong hệ thống tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, 80% vốn ngắn hạn nên khả năng cho vay thị trường bất động sản cần phải đảm bảo an toàn, nên khó có thể nói là còn dư địa.
“NHNN không có quy định cấm cho vay bất động sản, các tổ chức tín dụng đã tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân”, Thống đốc nhấn mạnh.
Hơn nữa, Thống đốc NHNN cho hay, NHNN cũng đã tích cực rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp gặp khó khăn, không trả được nợ.
NHNN đã ban hành thông tư để cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, nên các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường bất động cũng đã được cơ cấu lại và có thể tiếp cận nguồn vốn vay mới.
Ngoài ra, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm, miễn lãi đối với các dự án, trong đó có các dự án bất động sản.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội |
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan tới tín dụng hỗ trợ nhà ở thu nhập thấp, Thống đốc NHNN cho rằng, nguồn lực thực hiện chương trình nhà ở xã hội chủ yếu vẫn là ngân sách.
NHNN đã đề xuất gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, thời gian tới sẽ tích cực triển khai. Hiện gói tín dụng này đã tăng lên 145.000 tỷ đồng và đang đề xuất sửa đổi.
Về nguyên nhân gói này giải ngân còn thấp, theo Thống đốc là do các địa phương chậm công bố các dự án đủ điều kiện tham gia chương trình này.
Ngoài ra, khách hàng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện mới được vay vốn trong khi thu nhập của người dân sau Covid -19 bị sụt giảm.
Thống đốc NHNN kiến nghị Bộ Xây dựng và địa phương cần đánh giá kỹ nhu cầu sở hữu và thuê nhà ở của người thu nhập thấp để có giải pháp phù hợp.
Chưa thể bỏ điều hành theo room tín dụng
Trả lời về ý kiến của đại biểu Quốc hội liên quan đến rủi ro tín dụng, Thống đốc NHNN cho biết, nếu tổ chức tín dụng “chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể sẽ tiềm ẩn rủi ro.
Bởi đặc thù của Việt Nam là vốn dựa vào hệ thống ngân hàng rất nhiều, nên có thời kỳ, tăng trưởng tín dụng đạt hơn 30%, có những năm tăng hơn 50%, gây ra hệ lụy và rủi ro với hệ thống ngân hàng.
Nên từ năm 2011 đến nay, NHNN đã áp dụng cơ chế cấp hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng, dựa trên xếp hạng các ngân hàng và khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng này.
NHNN cũng thường xuyên cảnh báo các ngân hàng tăng trưởng tín dụng cao, tiềm ẩn rủi ro.
Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị phải đảm bảo chất lượng tín dụng. Ảnh: Quốc hội |
Trước ý kiến về việc bỏ cơ chế điều hành bằng room tín dụng, Thống đốc NHNN cho rằng, bối cảnh, điều kiện hiện nay chưa thể bỏ cách thức điều hành này.
Do nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào vốn của hệ thống ngân hàng, nếu không kiểm soát thì có thể một ngân hàng tăng trưởng tín dụng đến vài chục % như những năm trước đây, sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn.
Nhưng khi chưa thể bỏ được cách điều hành này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN đã linh hoạt hơn và cũng đã có những giải pháp để đáp ứng nhu cầu tín dụng.
Chẳng hạn như cũng đánh giá và cấp hạn mức tín dụng theo đánh giá xếp loại của cơ quan thanh tra, giám sát NHNN; cân nhắc đối với những lĩnh vực ưu tiên…
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, trước hết là NHNN phải ổn định an toàn hoạt động của hệ thống. Khi hệ thống thanh khoản được cải thiện thì NHNN mới nới room tín dụng.
Khó kiểm soát nếu nợ xấu do khách quan Cùng với đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng, tại phiên chất vấn, đại biểu Quàng Thị Nguyệt (đoàn Điện Biên) đã đặt câu hỏi về việc tăng tín dụng nhưng phải đảm bảo không tăng tỷ lệ nợ xấu. Đồng quan điểm, đại biểu Trần Thị Kim Nhung (đoàn Quảng Ninh) cũng đề nghị cho biết về giải pháp để đảm bảo cân bằng giữa yêu cầu về kiểm soát nợ xấu và tiếp tục tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn. Về vấn đề này, Thống đốc NHNN cho biết, định hướng năm 2024 là tăng trưởng tín dụng khoảng 15% có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn. Tính đến nay thì Thống đốc khẳng định khả năng có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng này. Về nợ xấu, theo Thống đốc, ngân hàng khó có thể kiểm soát nếu nguyên nhân của nợ xấu là những yếu tố khách quan và yếu tố từ doanh nghiệp. Còn về bản thân các tổ chức tín dụng thì NHNN đã chỉ đạo phải tăng cường các biện pháp kiểm soát nợ xấu bằng nâng cao công tác thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng hoặc thận trọng khi cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Đối với bản thân các doanh nghiệp và người dân, Thống đốc cho rằng cần tăng cường các khả năng về tài chính cũng như cơ cấu lại cách thức hoạt động quản trị, đặc biệt là quản trị dòng tiền. |
Tin liên quan
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
16:25 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
10:18 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics