Hungary và ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU
EU tuyển dụng vị trí Chủ tịch Cơ quan chống rửa tiền EU cân nhắc vị trí Chủ tịch tiếp theo của Ngân hàng Đầu tư châu Âu |
Mục tiêu của Hungary trong nhiệm kỳ Chủ tịch “Make Europe Great Again” (Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại). |
Khẩu hiệu của Hungary trong nhiệm kỳ này là "Make Europe Great Again" (Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại), trong khi logo nhiệm kỳ Chủ tịch là hình khối rubik cách điệu đại diện cho 27 quốc gia thành viên EU.
Ðại diện thường trực của Hungary tại EU Balint Odor cho biết, so với nhiệm kỳ nước này từng đảm nhận năm 2011, bối cảnh địa chính trị ở châu Âu giờ đã có nhiều thay đổi và EU đang đứng trước bộn bề thách thức như suy giảm sức cạnh tranh, di cư bất hợp pháp, già hóa dân số nhanh chóng, biến đổi khí hậu... Số lượng các vấn đề “nóng" mà Hungary phải giải quyết trong nhiệm kỳ sắp tới vì thế cũng tăng đáng kể. Hungary sẽ tập trung vào 7 ưu tiên, gồm: tăng cường khả năng cạnh tranh của EU, phát triển ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu, hợp tác mua sắm quốc phòng giữa các quốc gia thành viên EU, bảo vệ biên giới ngoài của EU, ủng hộ chính sách nông nghiệp châu Âu lấy nông dân làm trung tâm, giải quyết vấn đề mở rộng EU trong tương lai và vấn đề nhân khẩu học của châu Âu.
Hungary xác định việc thông qua thỏa thuận mới về cạnh tranh của EU là ưu tiên hàng đầu. Thời gian qua, tác động tiêu cực từ lạm phát cao, nợ công tăng, giá năng lượng leo thang, chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn… đã làm chệch hướng quỹ đạo tăng trưởng, khiến sức cạnh tranh của nền kinh tế EU suy giảm, chưa thể bắt kịp sự cạnh tranh của Trung Quốc và Mỹ.
Sức cạnh tranh của 27 thành viên EU đang giảm sút và nếu không kịp thời triển khai các giải pháp đối phó, nền kinh tế EU có nguy cơ bị tụt lại phía sau trong cuộc đua toàn cầu. Ðể đảo ngược xu thế này, Hungary mong muốn cải thiện khả năng cạnh tranh của châu Âu thông qua tăng năng suất lao động, ổn định thị trường việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy chuyển đổi xanh.
Vấn đề ngăn chặn dòng người di cư cũng là một bài toán cần lời giải. Đây là vấn đề vẫn đang gây bất đồng giữa các nước thành viên EU. Hungary khẳng định sẽ tìm cách xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề di cư bất hợp pháp, thông qua hợp tác giữa các nước liên quan, đồng thời thắt chặt quản lý biên giới vành ngoài EU.
Ngoài ra, giới phân tích nhận định chính sách quốc phòng, tiến trình mở rộng khối, chính sách nông nghiệp, già hóa dân số... cũng sẽ là những thách thức với Hungary trong vai trò Chủ tịch Hội đồng châu Âu cũng như tình đoàn kết của 27 quốc gia EU trong 6 tháng tới.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng để giải quyết được những thách thức trên thì Hungary và các thành viên trong EU cần vượt qua được những trở ngại do bất đồng quan điểm về các chính sách của EU lâu nay. Chẳng hạn như liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, Chính phủ của Thủ tướng Hungary Viktor Orban thể hiện quan điểm không ủng hộ chính sách viện trợ vũ khí cho Kiev, thay vào đó kêu gọi giải pháp ngoại giao và duy trì quan hệ kinh tế với Nga. Điều này khiến nhiều người cho rằng tiến trình đàm phán để gia nhập EU của Ukraine có nguy cơ bế tắc trong thời gian Hungary làm Chủ tịch.
Tin liên quan
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tiến tới trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030
08:51 | 07/08/2024 Nhìn ra thế giới
IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024
08:29 | 17/07/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh: Ngăn chặn hàng loạt vụ vận chuyển ma túy tinh vi
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
Doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa, bán hàng không lợi nhuận hỗ trợ vùng bão lũ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform