Động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế Đông Nam Á hậu Covid-19
Thông qua “Kế hoạch hành động phục hồi kinh tế ASEAN - Nhật Bản” | |
APEC huy động toàn diện nguồn lực giúp nhanh phục hồi kinh tế | |
Doanh nghiệp FDI tìm kiếm nhà cung ứng sau dịch Covid- 19 |
Các nền kinh tế Đông Nam Á nỗ lực khôi phục lại kinh tế |
Trong dự báo đưa ra tháng 6 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á sẽ giảm 2% trong năm 2020. Mặc dù dự đoán này vẫn khả quan hơn so với mức giảm trung bình toàn cầu là 5%, song đây vẫn sẽ là cú sốc nghiêm trọng đối với một khu vực luôn ghi nhận tăng trưởng hằng năm kể từ những năm 1960.
Đối với các nước Đông Nam Á, việc xây dựng lại động cơ tăng trưởng là một thách thức khi 3 lĩnh vực thương mại lớn của khu vực, gồm hàng hóa, điện tử và dệt may, đều đang phải đối mặt với tình trạng bất trắc về kinh tế khi nhu cầu đình trệ. Trong khi đầu tư, từng là động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quan trọng, đã giảm mạnh trên toàn khu vực, đồng thời làm chậm đà tăng trưởng trong lĩnh vực chế tạo sản xuất của khu vực.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc giúp nền kinh tế phục hồi từ Covid-19 là một thách thức, song cũng là cơ hội để cải thiện môi trường chính sách, đồng thời tạo ra cơ hội mang đến một môi trường thương mại thuế quan thấp và tạo tiền đề cho sự phục hồi trong ngắn hạn, chuẩn bị cho sự phát triển thịnh vượng trong dài hạn. Do đó, RCEP và CPTPP đang được coi là “cứu cánh” để các nền kinh tế Đông Nam Á có thể khôi phục. Hiện RCEP chiếm 30% dân số thế giới và 29% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, trong khi CPTPP là một hiệp ước thương mại tự do khu vực toàn diện, với tiêu chuẩn bao gồm 11 nền kinh tế từ hai bên bờ Thái Bình Dương, chiếm khoảng 14% kinh tế toàn cầu. Vào thời điểm chủ nghĩa bảo hộ và những “cơn gió ngược” kinh tế gia tăng, những hiệp định này hứa hẹn mở ra cánh cửa cho một kỷ nguyên mới hội nhập và chắc chắn về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia, duy trì trật tự dựa trên nguyên tắc, và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các quốc gia lớn nhỏ.
RCEP, bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, đã đi đến những chi tiết cuối cùng sau gần một thập kỷ đàm phán. Rõ ràng, một RCEP được hoàn tất sẽ là "cú hích" kinh tế kịp thời đối với các doanh nghiệp đang tìm cách đối phó với tác động của đại dịch Covid-19. Các chuyên gia dự đoán các nước thành viên ASEAN sẽ hoàn tất các cuộc đàm phán này trước hội nghị thượng đỉnh RCEP vào cuối năm nay. Các nước thành viên RCEP cũng tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ để ngỏ cánh cửa cho Ấn Độ gia nhập.
Các hiệp định thương mại tự do cũng đem lại sự bảo vệ cho các thị trường Đông Nam Á mà nếu không sẽ có thể dễ bị tổn thương trước những rào cản thương mại từ các đối tác thương mại truyền thống. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do khu vực như RCEP và CPTPP cũng đang thúc đẩy những cải cách quan trọng về quy định trong nước, trong đó có các lĩnh vực như luật lao động (gắn với năng suất lao động), tự do hóa đầu tư, an ninh mạng, nguyên tắc về dữ liệu xuyên biên giới và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Những cải cách này tạo ra sự khích lệ cho thương mại và đầu tư từ các đối tác thành viên.
Có một thực tế là việc hoàn tất một thỏa thuận thương mại tự do không thể diễn ra trong "một sớm một chiều", phần lớn do những hiệp định này phức tạp và có tác động lớn đến nền kinh tế trong nước. Để có thể vực dậy kinh tế hậu Covid-19, các chính phủ Đông Nam Á cần đưa ra những thông điệp mạnh mẽ và có sức thuyết phục cho người dân của mình về những lợi ích mà các thỏa thuận này sẽ mang lại. Các chính phủ trong khu vực cũng cần bổ sung chính sách thương mại với các chương trình trong nước nhằm vào việc đào tạo lại kỹ năng hoặc sắp xếp lại lao động.
Tin liên quan
Thủ tướng: Nghiên cứu, đề xuất chính sách tiếp tục miễn, giảm thuế, phí từ đầu năm 2025
16:57 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics