Doanh nghiệp thủy sản tăng chế biến sâu để xuất khẩu
![]() | Vượt khó 5 tháng đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục bứt phá? |
![]() | Doanh nghiệp thủy sản linh hoạt gia tăng xuất khẩu |
![]() | Tổng cục Hải quan tập huấn mã HS cho doanh nghiệp thuỷ sản |
![]() |
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú. Ảnh: Q.Hiếu |
Hai mặt hàng chủ lực tăng cao
Trong số các mặt hàng thủy sản XK của các doanh nghiệp Việt Nam, 2 mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra bứt phá tăng trưởng ngoạn mục. Đáng chú ý là mặt hàng cá tra XK đang phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt XK sang thị trường Mỹ trong tháng 5/2021 bứt phá với mức tăng khoảng 200%, đạt 33 triệu USD, đưa kết quả XK 5 tháng đầu năm 2021 lên 135 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, mặt hàng philê cá tra đông lạnh tăng rất cao từ tháng 3. Chỉ tính riêng tháng này, Mỹ đã nhập khẩu 9.524 tấn philê cá tra đông lạnh chủ yếu từ Việt Nam, với trị giá 25,4 triệu USD trong tháng 3, tăng 226% về lượng và 239% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá XK cá tra trung bình sang thị trường Mỹ năm 2020 mặc dù thấp hơn so với năm 2019, nhưng sang quý 1/2021, cá tra phile đông lạnh trung bình XK sang Mỹ tăng lên mức 2,87 USD/kg. Kể từ cuối năm 2020, lượng cá tra tồn kho tại Mỹ đã không còn nhiều, thêm vào đó là sản lượng cá da trơn nội địa của nước này cũng sụt giảm. Do đó, ngay từ đầu năm nay, Mỹ đã tăng nhập khẩu cá tra đông lạnh trở lại. Dự báo XK từ tháng 6/2021 sẽ tăng mạnh hơn sau khi thị trường này mở cửa hoàn toàn từ ngày 20/5.
EU đang là điểm đến kỳ vọng của XK thuỷ sản Việt Nam Mặc dù sự hồi phục kinh tế của khối thị trường EU chậm hơn so với Mỹ, nhưng nhu cầu tiêu thụ đang hồi phục rõ rệt khi dịch Covid-19 đang được khống chế dần dần tại EU. Các nhà nhập khẩu châu Âu có xu hướng quan tâm hơn đến các nhà cung cấp thuỷ sản Việt Nam với lợi thế thuế quan từ Hiệp định EVFTA và nguồn nguyên liệu ổn định. XK thuỷ sản Việt Nam sang EU tháng 5 tiếp tục tăng 30% đạt gần 95 triệu USD, sau khi tăng mạnh 36% trong tháng 4 với 97 triệu USD. Luỹ kế XK 5 tháng đầu năm sang EU đạt trên 380 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. |
Tính chung, XK cá tra của các doanh nghiệp Việt Nam đang hồi phục cao hơn dự kiến, với mức tăng 26% đạt 134 triệu USD trong tháng 5, sau khi tăng 25,8 triệu USD đạt 145 triệu USD trong tháng 4. Kim ngạch XK cá tra 5 tháng đầu năm đạt 623 triệu USD, tăng 12%.
Theo phân tích của Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), XK cá tra hồi phục nhờ các thị trường chính là Mỹ, Trung Quốc, châu Âu tăng mua trở lại. Đặc biệt, thị trường Mỹ có mức tăng mạnh nhất nhờ vắc xin Covid-19 đã được tiêm chủng rộng, các nhà nhập khẩu tăng mua để phục vụ cho dịch vụ ăn uống được hoạt động trở lại. Cùng với cá tra, mặt hàng tôm XK tiếp tục tăng cao. XK tôm tăng 25% trong tháng 5 đạt 375 triệu USD, sau khi đạt trên 300 triệu USD trong tháng 4, tăng 23%. Tính đến hết tháng 5, XK tôm của Việt Nam đạt 1,34 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ.
Bên cạnh hai mặt hàng XK chủ lực, nhiều mặt hàng hải sản XK cũng tăng khá cao. Tính đến cuối tháng 5, XK các mặt hàng hải sản đạt 1,3 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, XK cá ngừ chiếm 22% với 292 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, trong tháng 4 và 5, XK cá ngừ tăng gần 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước, là những tín hiệu tích cực cho xu hướng những tháng tới. XK các loại cá biển khác chiếm 53% XK hải sản với 698 triệu USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 12%; XK mực, bạch tuộc tăng 11% đạt 212 triệu USD cũng hồi phục khả quan từ tháng 3 đến nay. XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng tăng mạnh 81% trong tháng 5 góp phần đưa kết quả 5 tháng đầu năm lên gần 49 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường NK hồi phục
Theo đánh giá của VASEP, kết quả tích cực ngoài dự kiến này đã cho thấy sự nỗ lực thích ứng và bứt phá mạnh mẽ của cộng đồng DN thủy sản Việt Nam. Covid-19 làm thay đổi thói quen tiêu thụ hàng thủy sản, xáo trộn nhu cầu của các phân khúc thị trường tiêu thụ. Trong sự rối loạn đó, DN thủy sản Việt Nam đã linh hoạt trong chiến lược sản phẩm và thị trường để biến thách thức thành cơ hội.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta cho rằng, Covid-19 đã tác động xấu đến thế giới, nhưng “trong nguy có cơ”. Cái nguy là một số cường quốc nuôi tôm đang vật vã với Covid-19, chắc chắn chuỗi cung ứng nuôi ít nhiều bị gãy đổ. Đó là cơ hội cho con tôm của DN Việt Nam thuận lợi XK hơn. “Tuy nhiên, chúng ta cũng không chủ quan, bởi sự tăng trưởng chỉ bền vững khi có sự đồng bộ. Các mắt xích trong chuỗi giá trị con tôm cần lắm yếu tố này. Thí dụ, nuôi tôm phát triển nhanh quá, có thể dẫn tới thiếu thức ăn cho tôm cục bộ”- ông Hồ Quốc Lực cảnh báo.
Là một trong những DN chế biến XK tôm nuôi hàng đầu tại Việt Nam, ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho rằng, để chuẩn bị nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến sâu, Minh Phú đã quyết định mở rộng vùng nuôi trong nước, tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại để đổi mới con giống, công nghệ nuôi. Tính đến cuối năm 2020, Minh Phú đã tự nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm công nghệ cao 2-N-4, từ đó đưa vào vận hành hiệu quả tại 2 vùng nuôi với 900 ha; đồng thời đẩy mạnh hợp tác với một số viện nghiên cứu trong và ngoài nước để hiện đại hóa công nghệ nuôi tôm. Ngoài ra, trong nhiều năm qua, Minh Phú đã và đang thiết lập mạng lưới liên kết và cung ứng tôm trải rộng khắp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nam bộ, với đa dạng mô hình nuôi tôm bền vững, như 100.000 ha nuôi tôm công nghiệp, 25.000 ha nuôi tôm sinh thái rừng ngập mặn, cùng hơn 10.000 ha diện tích nuôi tôm - lúa. Cùng với đó, để gia tăng giá trị sản phẩm XK, công ty đã tập trung chế biến sâu, xây dựng và duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc theo từng loại nguyên liệu, thậm chí từng vùng nuôi...
Theo nhận định của VASEP, nguồn cung nguyên liệu thuỷ sản của các DN chế biến XK hiện nay khá ổn định, nhất là với các mặt hàng tôm, cá tra. Do vậy, yếu tố chính quyết định diễn biến XK thuỷ sản của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại chính là thị trường.
Ngoài thị trường chính là Mỹ và EU, XK sang các thị trường có FTA với Việt Nam trong 2 năm qua tiếp tục tăng mạnh, trong đó XK sang Australia tăng 65% trong 5 tháng đầu năm nay, sang Canada tăng 12%, sang Anh tăng 17%. Những thị trường này đều chiếm tỷ trọng 3,3-4% kim ngạch XK thuỷ sản của Việt Nam và đây sẽ là những thị trường có vai trò đáng kể thúc đẩy tăng trưởng XK thuỷ sản của Việt Nam năm 2021 và những năm tới.
Tin liên quan

Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online
16:39 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Chiến lược ứng phó của doanh nghiệp Việt trước áp lực thuế quan
15:50 | 25/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá
15:40 | 24/06/2025 Diễn đàn

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu
13:40 | 30/06/2025 Cần biết

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
12:30 | 28/06/2025 Xu hướng

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững
10:22 | 28/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%
15:49 | 27/06/2025 Cần biết

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ
11:02 | 27/06/2025 Xu hướng

Nam Á – thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt
20:52 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Chưa hết nửa năm, nhập khẩu gần 100.000 ô tô
14:47 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Cơ hội bứt phá của cá tra Việt khi Hoa Kỳ áp mức thuế 0%
14:13 | 26/06/2025 Xu hướng

Bình Dương thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp thế hệ mới
17:32 | 25/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thế nào để xuất khẩu bền vững vào Nhật Bản?
11:54 | 25/06/2025 Xu hướng

Đến năm 2030, Nghệ An sẽ có 9 khu bến cảng
09:27 | 25/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng

Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Doanh nghiệp SME siêu nhỏ được tái cấp hạn mức hoàn toàn tự động trên BIZ MBBANK

Vietnam Post hỗ trợ nhận, trả kết quả thủ tục hành chính sau sáp nhập tỉnh thành

Việt Nam có 5 tỷ phú USD trong danh sách của Forbes

Vinh danh 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

Hướng dẫn thực hiện phân loại mặt hàng bảng giá điện tử ESL

Phải đạt ngưỡng kim ngạch tối thiểu, doanh nghiệp mới được hưởng chế độ ưu tiên

Từ 1/7/2025, thống nhất lệ phí trước bạ 2% với xe máy trên toàn quốc

Đề xuất khấu trừ thuế TNCN ngay thời điểm nhận cổ tức bằng chứng khoán

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc

Khởi động sàn giao dịch thương mại điện tử B2B “xanh” đầu tiên tại Việt Nam

Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam

Nâng chất sản phẩm, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử

Giá bán gas trong nước giảm mạnh

Quế Việt Nam trở thành “vàng nâu” triệu đô toàn cầu

Trung tâm Giao dịch bất động sản dự kiến vận hành vào đầu năm 2026

Sáp nhập tỉnh/thành: Cơ hội rõ rệt cho thị trường bất động sản

Phân khúc bán lẻ đang phục hồi tốt hơn kỳ vọng
