Doanh nghiệp thủy sản linh hoạt gia tăng xuất khẩu
Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị được kiểm dịch hàng hóa tại cảng | |
Tổng cục Hải quan tập huấn mã HS cho doanh nghiệp thuỷ sản | |
Doanh nghiệp thuỷ sản lên kế hoạch xuất khẩu vào EU |
Các DN thủy sản nỗ lực vượt khó để mở rộng xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Tăng trưởng trong khó khăn
Theo thông tin Công ty CP Thực phẩm Sao Ta vừa công bố, trong tháng 4/2021, Sao Ta (bao gồm Khang An Co.) chế biến 1.575 tấn tôm thành phẩm, bằng 131% so cùng kỳ năm trước. Doanh số chung đạt 16,4 triệu USD, bằng 146% so cùng kỳ năm 2020. 4 tháng đầu năm 2021, doanh số và sản lượng của Sao Ta tăng trưởng trên 30% so cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh toàn ngành tôm tăng trưởng một con số, các số liệu nêu trên là khả quan. Thành quả này là kết quả quá trình gây dựng thương hiệu nhưng cũng có phần do tái cơ cấu tổ chức hoạt động, thêm đầu mối chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này.
Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Sao Ta, trước diễn biến phức tạp của Covid-19, các đơn vị sản xuất luôn đề cao giải pháp 5K, có sự chuẩn bị, dự trữ các vật tư cần thiết cho trại tôm để đảm bảo nguyên liệu sản xuất xuất khẩu. Bắt đầu từ tháng 5, Sao Ta có niềm vui lớn về nguyên liệu sản xuất, đó là trang trại nuôi tôm đang tiến triển hết sức tốt, tôm tăng trưởng đều và nhanh. Dự kiến trong tuần tới sẽ tiến hành thu tỉa, kéo dài cả tháng, phục vụ cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, tình trạng giá cước quốc tế chưa giảm nhiệt cũng coi là một bất lợi không nhỏ cho tất cả doanh nghiệp có hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo ông Hồ Quốc Lực, khó khăn trên, ít nhiều tạo ra cơ hội cho ngành tôm Việt. Đối thủ lớn nhất về sản lượng và giá rẻ là tôm Ấn Độ. Hiện nay, các trại nuôi bên đó lo lắng chuỗi cung ứng sẽ gãy đổ bất kỳ lúc nào, nên sẽ thu hoạch sớm, khi cỡ tôm còn nhỏ. Đó là những thông tin các doanh nghiệp tôm Việt Nam luôn quan tâm nắm tình hình. Trên nền tảng đó có sự hoạch định kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
Không chỉ Công ty Sao Ta, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã có sự bứt phá trong xuất khẩu. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 4/2021, XK thủy sản của cả nước ước đạt trên 2,5 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt là phân khúc logistics. XK thủy sản của Việt Nam đã có những thời điểm sụt giảm hoặc chững lại. Từ tháng 3/2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bắt đầu hồi phục rõ rệt với tăng trưởng 17% so với cùng kỳ. Sang tháng 4, XK bứt phá mạnh hơn với mức tăng trưởng gần 30% đạt gần 800 triệu USD.
Biến thách thức thành cơ hội
Theo đánh giá của VASEP, kết quả tích cực ngoài dự kiến này đã cho thấy sự nỗ lực thích ứng và bứt phá mạnh mẽ của cộng đồng DN thủy sản Việt Nam. Covid-19 làm thay đổi thói quen tiêu thụ hàng thủy sản, xáo trộn nhu cầu của các phân khúc thị trường tiêu thụ. Trong sự rối loạn đó, DN thủy sản Việt Nam đã linh hoạt trong chiến lược sản phẩm và thị trường để biến thách thức thành cơ hội.
Thống kê quý I năm 2021 cho thấy có 563 đơn vị tham gia XK thủy sản (thống kê với những DN có doanh số từ 100.000 USD trở lên). So với quý I năm trước, đã có 80 đơn vị rời khỏi thị trường. Tuy nhiên, quý I năm nay đã xuất hiện 129 DN mới tham gia XK, cùng với nhiều DN tìm nhìn thấy cơ hội kinh doanh thủy sản trong thời Covid-19. Doanh nghiệp hội viên VASEP tiên phong và bứt phá Top 100 nhà XK thủy sản trong quý 1/2021 (có doanh số 4 triệu USD trở lên) chiếm 66% tổng kim ngạch XK của cả nước. Dẫn đầu là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú và Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng đang bám sát nhau về doanh số với 58,5 triệu USD và 57,4 triệu USD. Minh Phú đặt mục tiêu năm nay doanh thu đạt hơn 15.770 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.400 tỷ đồng. Sản lượng sản xuất dự kiến đạt 61.500 tấn và giá trị XK 638 triệu USD.
Quý 1, doanh số XK của Công ty Vĩnh Hoàn gần 54 triệu USD. Năm 2021, Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu lãi 700 tỷ đồng sau thuế, giảm 3% so với năm trước trong khi doanh thu tăng 22% đạt 8.600 tỷ đồng. Vĩnh Hoàn cho biết, trong năm nay, công ty có kế hoạch dành 1.300 tỷ đồng cho việc đầu tư xây dựng, trong đó 700 tỷ đồng xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi, trại giống Vĩnh Hoàn và sở hữu đất cho khu liên hợp nông nghiệp thuỷ sản công nghệ cao. Bên cạnh đó, công ty dành 200 tỷ đồng để cải tạo nhà máy tại Thanh Bình và Thực phẩm Vĩnh Phước, số tiền 400 tỷ đồng còn lại cho các khoản đầu tư khác.
Bên cạnh đó, theo phân tích của VASEP, nhiều DN thành công nhờ cơ cấu thị trường thuận lợi. Chẳng hạn, Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông, tăng trưởng 20%, đứng thứ 7 trong top DN xuất khẩu, Công ty TNHH MTV Chế biến Xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang, tăng 29% doanh số, từ vị trí thứ 20 đã tăng bậc vào Top 15 DN thủy sản và Top 5 DN cá tra. Các DN này đều có thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn. Cũng có những công ty chọn thị trường trọng điểm là Trung Quốc và cũng có sự bứt phá mạnh, như: Công ty CP TS Trường Giang tăng 21%, từ vị trí 36 lên vị trí 29 trong Top DN; Công ty CP Chế biến và XNK Thủy sản Cadovimec II có doanh số tăng vượt trội, gấp hơn 3 lần và từ vị trí ngoài Top 100 đã lên vị trí 29. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các DN tôm và cá tra có phần thuận lợi hơn các DN hải sản vì nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước ổn định hơn, trong khi nguyên liệu hải sản khó khăn... khiến cho cánh cửa XK càng hẹp. Tuy nhiên, trong cái khó đó, một số DN vẫn vươn lên từ sự linh hoạt sản phẩm hải sản XK khi nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm đồ hộp, đồ khô, surimi…
Với sự nỗ lực nắm bắt kịp thời thông tin về xu hướng, biến động thị trường, linh hoạt điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, thị trường, các DN thủy sản sẽ tiếp tục bứt phá về kim ngạch XK trong quý 2. Dự báo XK thủy sản trong quý 2 năm nay sẽ tăng 10% đạt trên 2,1 tỷ USD...
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK