Doanh nghiệp phần mềm tìm hướng “thoát" cảnh gia công
Covid-19 là cơ hội cho các doanh nghiệp CNTT phát triển các sản phẩm mới phục vụ cho việc chuyển đổi số. Ảnh: ST |
Thế bắt buộc
Là một doanh nghiệp đang làm song song cả 2 hình thức là gia công phần mềm và phát triển sản phẩm mới, ông Nguyễn Thế Hùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển nguồn mở Việt Nam VINADES cho biết, trong giai đoạn ban đầu, khi doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp, vẫn chưa đủ khả năng tài chính để nuôi sống bộ máy hành chính, nhân sự thì hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn bắt đầu từ việc gia công và đi làm thuê. Và càng làm gia công thì doanh nghiệp sẽ đặt ra câu hỏi là chúng ta sẽ làm gia công đến bao giờ. Nhất là đối với các doanh nghiệp làm gia công (outsource) trong ngành CNTT, trong những năm gần đây, có thể nhận thấy rõ chi phí về lương cho nhân sự trong ngành luôn tăng, trong khi đó doanh thu không tăng kịp với chi phí cho nhân sự. Chính vì vậy, lợi nhuận của các doanh nghiệp làm outsource trong ngành này càng ngày càng giảm.
Theo Khảo sát của Vietnam Report thực hiện tháng 6/2020 đối với các doanh nghiệp trong ngành CNTT, trong năm 2018, chi cho hoạt động R&D trong tương quan của Việt Nam chỉ đạt 0,4% GDP so với con số 3,3% GDP của Nhật Bản, 2,2% GDP của Singapore. Do vậy, Việt Nam cần ưu tiên cải thiện môi trường nghiên cứu sản phẩm công nghệ. Ngoài ra, việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là rào cản lớn của các doanh nghiệp CNTT. |
Vấn đề thứ hai của việc gia công là bài toán về dòng tiền, là làm sao để nuôi được bộ máy nhân sự, muốn như vậy, doanh nghiệp sẽ phải liên tục tìm các dự án mới để đảm bảo được nguồn tiền. Đây là khó khăn cực kỳ lớn của các doanh nghiệp nhỏ đi làm gia công, điều này cũng sẽ khiến các doanh nghiệp này không có cách nào đẩy quy mô của doanh nghiệp đi lên.
“Khi nhận ra điều này thì các doanh nghiệp sẽ phải hướng đến một mô hình kinh doanh tạo ra được dòng tiền đều và đó là lúc doanh nghiệp sẽ nghĩ đến việc phát triển sản phẩm, cung ứng một dịch vụ”, ông Nguyễn Thế Hùng khẳng định.
Trong giai đoạn hiện nay, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lan rộng trên phạm vi toàn cầu, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp là thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Theo ông Trần Thế Dũng, đại diện cho Công ty TNHH Phần mềm ABS, do từ đầu năm 2020, doanh nghiệp vẫn đang thực hiện một số dự án làm outsource cho các doanh nghiệp khác nên doanh thu của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên khi kết thúc hết các dự án vào tháng 4, chúng tôi đã nhanh chóng rơi vào tình trạng bị “kẹt” về nguồn tiền, khó có thể tìm thêm được các dự án outsource khác trong tình trạng các doanh nghiệp đang phải gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Chính vào lúc này chúng tôi đã lên kế hoạch cho việc phát triển một sản phẩm mới, có dấu ấn của chính mình.
Cơ hội vàng cho "made in Việt Nam"
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Covid-19 là sự lựa chọn không mong muốn, song cũng là “cú huých" để chuyển đổi số quốc gia. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ thông tin phát triển các sản phẩm mới phục vụ cho việc chuyển đổi số cho từng ngành, từng lĩnh vực. Đại dịch Covid-19 diễn ra, các sản phẩm công nghệ thông tin - viễn thông trở thành một trong những phương thức cứu cánh quan trọng hàng đầu trong công tác truy vết các ca bệnh, khắc phục những hạn chế trong thời gian giãn cách xã hội bằng những phần mềm học trực tuyến, thanh toán online...
Đánh giá về năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này, ông Đậu Ngọc Huy, CEO của doanh nghiệp khởi nghiệp về nền tảng Stringee chia sẻ, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng làm chủ công nghệ và cạnh tranh với các nền tảng quốc tế tương tự với các ưu thế gia tăng các tính năng bảo mật, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam có sự hiểu biết văn hoá Việt Nam và sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số.
Bên cạnh những lợi thế trên, để doanh nghiệp CNTT nghiên cứu phát triển được một sản phẩm mới cũng có rất nhiều khó khăn. Hiện Việt Nam có khoảng 40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT nhưng 99,2% là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, 0,4% là doanh nghiệp vừa và 0,4% là doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp quy mô nhỏ dẫn đến các hoạt động đầu tư về nghiên cứu phát triển, nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo gặp nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp CNTT Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn hàng đầu thế giới còn ít. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp CNTT băn khoăn khi muốn chuyển đổi từ gia công sang phát triển sản phẩm mới.
Cho biết thêm về những khó khăn khi chuyển đổi từ hình thức từ gia công sang phát triển sản phẩm mới, ông Trần Thế Dũng cho biết, điều kiện nghiên cứu phát triển (R&D) một sản phẩm mới còn khá nhiều hạn chế. Ngoài chất lượng nguồn nhân sự, cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm CNTT của Việt Nam còn nhiều hạn chế, điều này dẫn đến tâm lý e ngại của doanh nghiệp khi đầu tư cho công tác R&D. Trong khi đó, nguồn vốn để đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế, các nguồn đầu tư từ xã hội chưa được Việt Nam đẩy mạnh. Ngoài ra, khi phát triển sản phẩm mới, các doanh nghiệp CNTT non trẻ sẽ phải đối mặt với khó khăn mới đó là tìm thị trường và cạnh tranh với các doanh nghiệp chỉ làm về các sản phẩm mới, nhất là đối với các doanh nghiệp CNTT. Chính vì vậy, các doanh nghiệp CNTT rất cần có sự dẫn dắt của doanh nghiệp lớn, đồng thời xây dựng môi trường, cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ mới; xây dựng cơ chế đưa sản phẩm, dịch vụ đổi mới sáng tạo vào thị trường khu vực công, từ đó có thể làm tăng giá trị gia tăng tại Việt Nam so với việc chỉ đơn thuần là các doanh nghiệp làm gia công.
Như vậy, để xây dựng Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về CNTT, các doanh nghiệp trong ngành CNTT rất cần được hỗ trợ để doanh nghiệp Việt Nam phát triển được các sản phẩm phần mềm “make in Việt Nam” có sự đột phá và khác biệt, để từ đó tăng tính tự chủ, vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Tin liên quan
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
10:48 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
21:52 | 26/12/2024 Tài chính
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh
13:43 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp trước cơ hội mới trong xuất khẩu xanh, bền vững
08:12 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
20:29 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
16:25 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan chung tay xây dựng thêm 3 ngôi nhà mơ ước
09:17 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam được vinh danh Top 10 sản phẩm dịch vụ tin dùng năm 2024
07:49 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài
14:26 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
11:01 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
10:18 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ
08:30 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”
13:41 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
10:25 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
09:09 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
Triển khai thi công xây dựng trụ sở Hải quan Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
Liên minh Honda-Nissan liệu có đủ lực để cạnh tranh với nhà sản suất ôtô Trung Quốc?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics