Đề xuất tăng phí BOT: Chọn “cứu” doanh nghiệp vận tải hay nhà đầu tư BOT?
Đến hết ngày 22/4 có tới 58 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với doanh thu dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, trong đó 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50% so với dự báo. Ảnh: ST |
Vì sao kiến nghị tăng phí
Theo Bộ Giao thông vận tải, trước khi bùng phát dịch Covid-19, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo, kiến nghị giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc do doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT. Tuy nhiên, khi các khó khăn, vướng mắc nói trên chưa được giải quyết thì từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 cũng khiến các dự án BOT bị ảnh hưởng do lưu lượng xe giảm sâu dẫn đến doanh thu giảm, khiến doanh thu thực tế thấp hơn doanh thu dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Qua tổng hợp số liệu thống kê các DN BOT đến hết ngày 22/4 có tới 58 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với doanh thu dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, trong đó 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50% so với dự báo.
Dựa trên các kiến nghị của DN BOT, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ 2 phương án điều chỉnh mức phí sử dụng đường bộ của các dự án BOT. Theo đó, phương án 1 là cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án. Giao Bộ Giao thông vận tải lựa chọn thời điểm phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến chi phí vận tải. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương bố trí lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu phí (khi cần thiết).
Phương án 2 là giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ thực hiện tăng phí theo lộ trình đã ký trong hợp đồng dự án từ năm 2022, với phương án này Nhà nước sẽ cần bố trí khoảng 5.080 tỷ đồng hỗ trợ các dự án do chưa được tăng giá theo hợp đồng BOT đã ký. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bố trí kế hoạch vốn. Bộ Giao thông vận tải đàm phán với nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng.
Trên cơ sở phân tích cụ thể ưu, nhược điểm các phương án, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án 1 vì có nhiều ưu điểm hơn và không phải bố trí ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Bộ này cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại cổ phần có giải pháp hỗ trợ, tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các dự án BOT giao thông, đồng thời giảm lãi vay phát sinh trong thời gian từ 1/2/2020 đến khi Việt Nam công bố hết dịch Covid-19, cộng thêm 3 tháng. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể trưng mua lại toàn bộ dự án. Chấp thuận cho các DN BOT giãn thời hạn nộp thuế GTGT và thuế Thu nhập DN các năm 2019, 2020.
Đối tượng nào cần được hỗ trợ hơn?
Trước khi có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc tăng giá phí BOT đường bộ hoặc xem xét hỗ trợ cho các dự án BOT thua lỗ thì trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã bác đề xuất giảm phí BOT từ 3%-5% đối với các phương tiện chở hàng từ 5 tấn trở lên và các phương tiện chở khách từ 16 chỗ trở lên để giảm chi phí vận tải của Hiệp hội Taxi TP HCM và Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về đề xuất mới này của Bộ Giao thông vận tải, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội cho rằng đây là đề xuất không đúng thời điểm, không đúng giai đoạn, bởi trong lúc các DN vận tải đang chật vật để tồn tại được và trước đó đã có kiến nghị được giảm phí BOT để giảm bớt chi phí đầu vào cho DN vận tải và đã bị bác bỏ thì Bộ Giao thông vận tải lại đưa ra một kiến nghị tăng phí BOT.
“Câu hỏi được đặt ra ở đây là Bộ Giao thông vận tải cần nghiên cứu một phương án tối ưu, phù hợp và phải xem xét đối tượng nào cần được hỗ trợ nhất trong thời điểm này? DN vận tải hay các nhà đầu tư BOT. Bởi theo tính toán của chúng tôi tuy việc thực hiện giãn cách xã hội đã được hủy bỏ và các tuyến xe đã được hoạt động trở lại bình thường nhưng để các DN vận tải khôi phục lại được hoạt động sản xuất của mình không thể trong ngày 1 ngày 2. Dự kiến phải đến cuối quý II, hoạt động vận tải mới có thể bắt đầu được khôi phục và còn lâu mới có thể được bằng như trước khi dịch xảy ra”, ông Liên cho biết.
Cũng theo Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội, trước đó, Bộ Giao thông vận tải đề nghị các DN vận tải chia sẻ khó khăn với các DN BOT. Vậy bây giờ chúng tôi cũng đề nghị các nhà đầu tư cùng chia sẻ khó khăn với các DN vận tải, tạo điều kiện giảm phí BOT, giảm áp lực cho DN vận tải để vượt qua khó khăn vì dịch Covid-19.
Còn theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, đại diện cho hàng nghìn DN vận tải ô tô Việt Nam, nếu Bộ Giao thông vận tải đề nghị tăng phí BOT để “cứu” các DN đầu tư, vậy việc giảm phí BOT cũng cần được triển khai để giảm gánh nặng cho DN vận tải. Đây là bài toán sống còn của các DN vận tải hiện nay, khi giá vé BOT hiện đang chiếm phần lớn trong cơ cấu giá thành vận tải.
Tin liên quan
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics